CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM

Câu lạc bộ luật tài chính ngân hàng chứng khoán - Khoa kinh tế -luật- đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» luật ngân hàng VS. Tài chính ngân hàng
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 9:16 am by Pham Minh Tan

» hellu moi nguoi
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 9:38 am by troublemakerhjh

» Những điểm mới của luật tố tụng hành chính 2010!
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeFri May 13, 2011 1:53 pm by Pham Minh Tan

» Giup e voi!!!!please
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeWed Feb 09, 2011 3:29 pm by goldheart

» Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:04 pm by Linhprince

» Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:03 pm by Linhprince

» Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» Công ước về đa dạng sinh học
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)
Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:01 pm by Linhprince

Tin Tức Pháp Luật

quanlymoitruongBáo thanh niên
quanlymoitruongUỷ ban chứng khoán nhà nước
quanlymoitruongTất cả văn bản pháp luật
quanlymoitruongLớp luật kinh doanh khoá 05
quanlymoitruongKhoa kinh tế - luật - ĐHQG.TPHCM
quanlymoitruongcảm xúc chưa đặt tên
quanlymoitruongcâu chuyện Valen...
quanlymoitruongchỉ có 1 cuộc điện
quanlymoitruongchiếc khăn tay
quanlymoitruongdanh ngôn tình yêu
quanlymoitruongduyên nợ
quanlymoitruongiu người chưa hề biết
quanlymoitruongKhi nào ấy nhớ đây
quanlymoitruonglàm sao cho ai kia hiểu
quanlymoitruonglời khuyên tình yêu
quanlymoitruonglời hẹn ước
quanlymoitruongmat tinh yeu
quanlymoitruongmón quà giáng sinh
quanlymoitruongmưa bằng lăng
quanlymoitruongmưa tình bạn
quanlymoitruongngày anh nói i love u
quanlymoitruongngày nhớ đêm mong
quanlymoitruongnhìn kìa anh iu
quanlymoitruongnơi đâu là...?
quanlymoitruongtâm lý bạn trai
quanlymoitruongtâm lý bạn gái
quanlymoitruongTấm cám 1
quanlymoitruongTấm cám 2
quanlymoitruongThơ tình
quanlymoitruongthông điệp tình yêu
quanlymoitruongthư tình
quanlymoitruongtìm kiếm tình yêu
quanlymoitruongtình yêu không lời
quanlymoitruongtình yêu tuổi mới lớn
quanlymoitruongtình yêu
quanlymoitruongtrong tình yêu


Tin Tức Chứng Khoán
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Hỗ Trợ Trực Tuyến
    Admin
    Chát với admin
    lienhe Liên Hệ

     
    Hỗ trợ kỹ thuật 1
    lienhe
    Hỗ trợ kỹ thuật 2
     Hỗ trợ kỹ thuật 2

    lienheHỗ trợ kỹ thuật 3   
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 3
    lienheHỗ trợ kỹ thuật 4
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 4
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Linhprince

    Linhprince


    Tổng số bài gửi : 50
    Join date : 20/09/2010
    Age : 36
    Đến từ : Ha Noi

    Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 Empty
    Bài gửiTiêu đề: Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004   Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004 I_icon_minitimeMon Sep 20, 2010 9:38 pm

    I. MỘT SỐ TIẾN BỘ CỦA LPS 2004
    1. Hoàn thiện khái niệm phá sản hay khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
    Đây là khái niệm cực kỳ quan trọng của pháp luật phá sản. Theo tác giả Nguyễn Tấn Hơn, định nghĩa phá sản “có lẽ là khó nhất đối với các nhà lập pháp”2. Tùy thuộc vào định nghĩa này trong pháp luật phá sản của mỗi quốc gia mà sự can thiệp của Nhà nước vào hiện tượng phá sản sớm hay muộn, lập trường của Nhà nước nghiêng về bảo vệ lợi ích của ai nhiều hơn: chủ nợ hay con nợ.
    Trong LPSDN 1993 khái niệm này dường như được xây dựng trên cơ sở kết hợp một cách mỹ mãn tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Tính định lượng thể hiện ở quy định về việc chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nếu con nợ không trả nợ sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày đòi nợ, quy định về thời hạn 3 tháng nợ lương liên tiếp với người lao động. Tính định tính còn thể hiện ở quy định về những tài liệu cần thiết mà con nợ phải gửi cho Tòa án sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản để Tòa án đánh giá tổng số nợ và tổng tài sản của con nợ như danh sách chủ nợ kèm theo số nợ, báo cáo về tình trạng tài chính, tài sản và khả năng thanh toán nợ của con nợ… Khái niệm phá sản còn phải gắn với lý do khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc lý do bất khả kháng. Với khái niệm như vậy, trên thực tế các chủ nợ sẽ không bao giờ thực hiện được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ của mình bởi lẽ họ phải chứng minh là con nợ thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Chủ nợ chỉ có thể chứng minh là con nợ đã trễ hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, còn vì sao con nợ trễ hạn thanh toán – không trả nợ thì chủ nợ có thể không biết mà cũng không cần biết. Những thông tin này thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của con nợ và chỉ có thể xác định trên cơ sở sổ sách kế toán của con nợ. Điều này hoàn toàn ngoài khả năng của con nợ.
    LPS 2004 (Điều3) khi đưa ra khái niệm phá sản đã đoạn tuyệt với nguyên nhân khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thời hạn thua lỗ. “Không đủ tiền và tài sản để thanh toán các khoản nợ đến hạn bất luận vì lý do gì mà không thể khắc phục được thì đều được coi là đã lâm vào tình trạng phá sản”3. Theo ý kiến của chúng tôi, đây là một bước tiến lớn của pháp luật phá sản nước ta, thể hiện sự can thiệp sớm của Nhà nước vào hiện tượng phá sản. Tính chất nghiêm trọng về hậu quả có tính dây chuyền của hiện tượng phá sản trong đời sống kinh tế đòi hỏi khách quan sự can thiệp sớm của Nhà nước.
    2. LPS 2004 khẳng định thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp đặc biệt
    Một trong những dấu hiệu đặc biệt chính là cấu trúc đặc thù của thủ tục phá sản. Nếu như tố tụng hình sự, tố tụng dân sự là một quá trình hoạt động của Tòa án và những người tham gia tố tụnghình thành từ những giai đoạn nối tiếp nhau, giai đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra tính hợp pháp, khắc phục những thiếu sót của giai đoạn trước thì thủ tục phá sản là một quá trình hoạt động có cấu trúc hoàn toàn khác. Theo Điều 5 LPS 2004 thủ tục phá sảnlà một thủ tục lớn bao gồm nhiều thủ tục cấu thành (thủ tục nhỏ) và giữa những thủ tục cấu thành đó có mối liên hệ với nhau theo những nguyên tắc khác nhau. Tính thứ tự, nối tiếp nhau không phải là yếu tố bắt buộc giữa các thủ tục cấu thành. Đây là bước phát triển về lý luận của pháp luật phá sản nước ta.
    Luật PSDN 1993 tuy cũng có những quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp nhưng Luật chưa thừa nhận những nội dung đó là những thủ tục cấu thành độc lập, chưa nhìn nhận được tính đặc thù về mối quan hệ giữa các thủ tục đó. Trong Luật PSDN 1993, phục hồi hoạt động kinh doanh gần như là một hoạt động bắt buộc trước hoạt động thanh lý. Chỉ sau khi phục hồi không thành công – thực hiện kế hoạch tổ chức lại hoạt động kinh doanh không đem lại kết quả, con nợ vi phạm cam kết hoặc Hội nghị chủ nợ không chấp nhận kế hoạch phục hồi hoặc con nợ không có kế hoạch thì lúc đó Tòa án mới có thể quyết định chuyển sang tuyên bố phá sản với con nợ và thanh lý tài sản của nó. Giải quyết mối quan hệ giữa hai thủ tục phục hồi và thanh lý như vậy là cứng nhắc và máy móc. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản đã có nhiều con nợ ngừng hoạt động, hoàn toàn không còn khả năng phục hồi nhưng do Luật quy định, thẩm phán vẫn phải tuần tự thực hiện các quy định của thủ tục phục hồi. Điều này chỉ làm kéo dài thời gian vô ích, không có ý nghĩa gì cả.
    Quan điểm của tác giả Nguyễn Tấn Hơn cho rằng thủ tục phá sản là một quá trình bao gồm ba giai đoạn chính yếu:
    + Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn điều tra khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này nếu con nợ không muốn rơi vào giai đoạn sau thì phải chứng minh cho Tòa án khả năng thanh toán nợ của mình. Nếu Tòa án nhận thấy con nợ không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn thì áp dụng ngay giai đoạn tiếp theo.
    + Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Giai đoạn này có nội dung chủ yếu là xây dựng phương án hòa giải, phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không hòa giải được hoặc phương án hòa giải thực hiện không thành công thì Tòa án chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
    + Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn phá sản và thanh lý tài sản của doanh nghiệp.4
    Cách tiếp cận thủ tục phá sản như là hoạt động bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau như trên vừa không phù hợp về lý luận, vừa không phù hợp với thực tiễn. Mỗi giai đoạn tố tụng có nhiệm vụ riêng của mình nhưng việc giải quyết nhiệm vụ của giai đoạn trước luôn là tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn tiếp theo và xét cho cùng là thực hiện nhiệm vụ chung của toàn bộ tiến trình tố tụng. Ví dụ trong tố tụng hình sự giai đoạn điều tra có nhiệm vụ khác với nhiệm vụ của giai đoạn xét xử sơ thẩm. Đó là nhiệm vụ phát hiện nhanh chóng kịp thời tội phạm và kẻ phạm tội, thu thập đầy đủ các chứng cứ về các tình tiết sự kiện của vụ án. Thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn xét xử sơ thẩm là xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội. Không giải quyết nhiệm vụ của giai đoạn điều tra thì không thể giải quyết nhiệm vụ của giai đoạn xét xử sơ thẩm và đồng thời cũng không thực hiện được nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự.
    Trong thủ tục phá sản nhiệm vụ của các thủ tục cấu thành có tính độc lập với nhau rất lớn. Thực hiện nhiệm vụ của thủ tục này không phải lúc nào cũng là tiền đề để thực hiện nhiệm vụ của thủ tục kia. Ví dụ như nhiệm vụ của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác hẳn với nhiệm vụ của thủ tục thanh lý tài sản và thực hiện nhiệm vụ của thủ tục phục hồi không phải là tiền đề cho thủ tục thanh lý tài sản mà có thể loại trừ sự cần thiết của chính thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp…
    Điểm tiến bộ được ghi nhận trong LPS 2004 chính là những quy định về mối quan hệ đặc thù giữa các thủ tục cấu thành trong thủ tục phá sản. Điều này cho phép Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản một cách uyển chuyển tùy thuộc vào những tình huống cụ thể. Tòa án có thể quyết định tuyên bố phá sản với con nợ ngay mà không cần thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản (khoản 1 Điều 87 LPS 2004) hoặc sau khi thụ lý (khoản 2 Điều 87) hoặc khi đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (Điều 86). Thủ tục phục hồi không còn là một thủ tục bắt buộc trước thủ tục thanh lý tài sản trong tiến trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Không những thế, khi mà nhiệm vụ của thủ tục này không thể thực hiện được hoặc thực hiện không thành công thì có thể chuyển đổi sang thủ tục thanh lý tài sản ngay (Điều 79, 80).
    3. LPS 2004 bảo vệ lợi ích của các chủ nợ triệt để hơn
    Bản chất của thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ đặc biệt - đòi nợ tập thể của các chủ nợ thông qua việc yêu cầu Tòa án tuyên bố con nợ bị phá sản để thu hồi vốn của mình. Chừng nào cơ hội đòi nợ thông qua thủ tục phá sản còn thấp thì thủ tục đó không thể hấp dẫn các chủ nợ, không thể nhanh chóng trở thành một công cụ hiệu quả bảo vệ lợi ích các chủ nợ.5
    LPSDN 1993 hạn chế khả năng thu hồi vốn của các chủ nợ. Ví dụ như quy định về nghĩa vụ của chủ nợ phải chứng minh con nợ mất khả năng thanh toán vì thua lỗ trong hoạt động kinh doanh khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, quy định thời hạn hai năm thua lỗ hoặc khó khăn trong kinh doanh như là một yếu tố bắt buộc của khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, quy định về trình tự phục hồi như là giai đoạn bắt buộc trong mọi trường hợp sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản… LPS 2004 đã khắc phục những hạn chế đó, mở rộng khả năng đòi nợ của các chủ nợ.
    Thứ nhất là quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ. Khi thực hiện quyền này chủ nợ không có nghĩa vụ nào ngoài các nghĩa vụ sau:
    + Chứng minh mình là chủ nợ;
    + Chứng minh khoản nợ đã đến hạn thanh toán (xuất hiện quyền đòi nợ);
    + Chứng minh mình đã yêu cầu con nợ thanh toán nợ nhưng con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình.
    Như chúng ta thấy, các nghĩa vụ này hoàn toàn trong tầm tay của các chủ nợ.
    Thứ hai là LPS 2004 đã bổ sung nhiều biện pháp bảo toàn tài sản của con nợ; điều này cũng có nghĩa là mở rộng khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ. Từ cổ xưa, pháp luật phá sản đã xác định việc bảo toàn tối đa tài sản của con nợ nhằm bảo vệ lợi ích tài sản của các chủ nợ như là nhiệm vụ trung tâm của thủ tục phá sản. Nhiệm vụ này được quy định đầy đủ hơn trong LPS 2004 so với LPSDN 1993. LPS 2004 đã dành hẳn một chương về những biện pháp bảo toàn tài sản của con nợ với nhiều biện pháp chưa được biết đến trong LPSDN 1993. Cụ thể:
    + Cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu cầu của Hội nghị chủ nợ nếu xét thấy người quản lý của doanh nghiệp không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp (Điều 30);
    + Bù trừ nghĩa vụ (Điều 48);
    + Đình chỉ thi hành án dân sự (Điều 57);
    + Giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản (Điều 58);
    + Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 55);
    + Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (Điều 54);
    + Chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 44).
    II. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LPS 2004
    1. LPS 2004 chưa làm rõ bản chất của thủ tục phá sản
    Thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt. Tính chất đặc biệt của đó đã được đề cập đến ở phần trên. Về vấn đề này không có nhiều ý kiến khác biệt. Tuy nhiên, về bản chất của thủ tục phá sản nhìn từ góc độ hoạt động của Tòa án thì còn có ý kiến khác nhau. Quan điểm phổ biến hiện nay không nhìn nhận thủ tục phá sản như là một thủ tục mà trong đó hoạt động của Tòa án là hoạt động thực hiện chức năng xét xử. Đây cũng là quan điểm của Ban soạn thảo Luật tổ chức TAND
    2002. Nó được thể hiện tại quy định “Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật” (Điều 1). Như vậy, theo quan điểm này thì “xét xử” và “giải quyết” là hai khái niệm khác nhau. Quan điểm này đã được LPSDN 1993 tiếp thu và LPS 2004 tiếp tục kế thừa. Việc phá sản không được thừa nhận như một tranh chấp pháp lý nên hoạt động của Tòa án khi giải quyết phá sản không chịu sự chi phối của những nguyên tắc Hiến định trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đấy là các nguyên tắc như khi xét xử phải có Hội thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán, nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nội dung của những nguyên tắc này không thể hiện trong các quy định của LPSDN 1993, LPS 2004. Trong thủ
    tục phá sản không có sự hiện diện của Hội thẩm nhân dân và theo Luật thì việc phá sản có thể được giải quyết bởi một thẩm phán. Tuy nhiên, bên cạnh đó Luật quy định quyết định tuyên bố phá sản có thể bị kháng cáo, kháng nghị và quyết định của Tòa án cấp trên là quyết định cuối cùng. Câu hỏi then chốt và có lẽ khó trả lời nhất đối với những người theo quan điểm này là nếu Tòa án không xét xử, chỉ giải quyết việc phá sản thì Tòa án thực hiện chức năng gì trong trong thủ tục phá sản? Theo Hiến pháp thì Tòa án là cơ quan xét xử (Điều 127). Vậy phải chăng ngoài chức năng xét xử – chức năng hiến định, Tòa án còn thực hiện các chức năng khác nữa?
    Để làm rõ vấn đề này, theo chúng tôi, trước hết phải làm rõ yêu cầu tuyên bố phá sản là gì? Đó có phải là một tranh chấp pháp lý hay không?
    Yêu cầu tuyên bố phá sản là một tranh chấp pháp lý. Khi các chủ nợ thực hiện quyền đòi nợ của mình nhưng yêu cầu đó không được đáp ứng từ phía con nợ thì xuất hiện xung đột lợi ích tài sản giữa chủ nợ với con nợ. Xung đột này là xung đột pháp lý, bởi lẽ các quan hệ giữa con nợ và chủ nợ luôn là các quan hệ pháp luật nảy sinh trên cở sở các hợp đồng khác nhau. Trong quan hệ hợp đồng giữa các bên vừa có sự thống nhất lợi ích vì hợp đồng chỉ có thể giao kết khi các bên đều thấy có lợi, vừa có sự đối lập lợi ích. Lợi ích của bên này phụ thuộc vào sự chấp hành các cam kết của phía bên kia. Sự vi phạm, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ nghĩa vụ của một bên đương nhiên ảnh hưởng, vi phạm đến lợi ích của bên đối tác. Để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, chủ nợ buộc phải liên hệ đến Tòa án với yêu cầu tuyên bố phá sản con nợ, vì chỉ như vậy chủ nợ mới có thể thu hồi được nợ. Tại thời điểm Tòa án thụ lý yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản là đã tồn tại xung đột hay tranh chấp pháp lý giữa chủ nợ và con nợ. Trường hợp con nợ tự nguyện nộp đơn yêu cầu thì bản chất mối quan hệ giữa con nợ và chủ nợ cũng không thay đổi, bởi lẽ con nợ chỉ nộp đơn khi tự nhận thấy đang ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, có nghĩa là con nợ đang trong tình trạng xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của các chủ nợ (không trả được nợ đến hạn). Nói một cách khác là chủ nợ và con nợ đang trong tình trạng xung đột lợi ích pháp lý. Còn tại Hội nghị chủ nợ các bên có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận kế hoạch tổ chức lại hoạt động kinh doanh của con nợ thì đấy cũng là hình thức hòa giải để giải quyết xung đột pháp lý giữa các bên. Điều này cũng giống như hòa giải để giải quyết xung đột pháp lý giữa các bên đương sự để giải quyết tranh chấp trong các thủ tục tư pháp khác. Việc phá sản là một tranh chấp pháp lý. Như vậy bản chất của thủ tục phá sản là thủ tục giải quyết trước hết các xung đột hay tranh chấp lợi ích pháp lý có tính chất tài sản giữa con nợ và chủ nợ.
    Còn hoạt động của Tòa án khi giải quyết tranh chấp, xung đột pháp lý đó là gì? Khi có yêu cầu tuyên bố phá sản thì Tòa án phải thụ lý khi người nộp đơn đáp ứng đủ điều kiện theo luật định. Tiếp theo đó Tòa án phải giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tức là xem xét yêu cầu đó có chính đáng hay không, nghĩa là có căn cứ và có đúng là con nợ mất khả năng thanh toán hay không? Tòa án phải căn cứ vào các bằng chứng, tài liệu do các bên cung cấp để trả lời câu hỏi đó. Nội dung thứ nhất mà Tòa án phải thực hiện là khẳng định có hay không tình trạng “mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn”. Nếu Tòa án xác định con nợ đã mất khả năng thanh toán thì tùy thuộc từng trường hợp cụ thể Tòa án căn cứ vào các quy định của Luật có thể ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoặc thủ tục thanh lý, tuyên bố con nợ bị phá sản. Hai hoạt động quan trọng trên của Tòa án trong thủ tục phá sản chính là nội dung cốt lõi của khái niệm xét xử. Vậy “hoạt động xét xử” có những đặc trưng gì? Trước hết đó là việc tìm kiếm, xác định và minh định cho sự kiện xảy ra. Và trên cơ sở sự kiện khách quan xảy ra trong mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ, “chủ thể của hoạt động tư pháp phải đưa ra được những đánh giá pháp lý cho các sự kiện đó”6. Như vậy, việc phá sản là một tranh chấp pháp lý và giải quyết phá sản là một hình thức thực hiện chức năng xét xử của Tòa án.
    Quan niệm này sẽ có thể làm thay đổi nhiều nội dung của thủ tục phá sản theo hướng mở rộng tính công khai, tranh tụng giữa các bên có lợi ích đối lập nhau như là một tiền đề khách quan cần thiết cho các quyết định đúng pháp luật, có căn cứ của Tòa án. Ví dụ, quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Tòa án cần được thực hiện trong hình thức phiên tòa công khai, có sự hiện diện của bên yêu cầu tuyên bố phá sản và bên còn lại (tùy thuộc ai là người đã nộp đơn yêu cầu), có sự tham gia của người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ, các bên có quyền trình bày ý kiến của mình theo thể thức tranh tụng trước khi Tòa án ra quyết định của mình, v.v..
    2. Khái niệm phá sản
    Mặc dù khái niệm này có sự hoàn thiện hơn so với LPSDN 1993 nhưng vẫn còn hạn chế ở tính thiếu triệt để của nó. Điều 3 LPS 2004 không quy định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ. Vì vậy về hình thức, con nợ chỉ cần mắc nợ số tiền là 1.000 đồng và quá hạn thanh toán 01 ngày sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu đòi nợ cũng có thể bị xem là lâm vào tình trạng phá sản. Điều này có thể dẫn đến sự lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ. Kinh nghiệm của một số nước khi xây dựng khái niệm phá sản theo trường phái định lượng thì thường có quy định về số nợ cụ thể, về thời hạn trễ hạn thanh toán nợ từ phía con nợ sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ. Ví dụ như Luật Phá sản của Liên bang Nga quy định số nợ không thấp hơn 100.000 rúp với chủ nợ là pháp nhân và 10.000 rúp với chủ nợ là cá nhân. Theo Luật Công ty của Úc chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định bắt đầu thủ tục thanh toán tài sản của một công ty vì lý do vỡ nợ nếu công ty đó có một khoản nợ đến hạn ít nhất là AUD $2000 và công ty không chứng minh được khả năng trả khoản nợ đến hạn đó.7
    Thuật ngữ “các khoản nợ” trong Điều 3 không được giải thích. Phân tích Điều 37 cho thấy “các khoản nợ” được hiểu là các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp hình thành từ các hợp đồng dân sự, thương mại và lao động. Còn các khoản nợ thuế, các nghĩa vụ tài sản khác như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán các khoản phạt hành chính… của doanh nghiệp không được đề cập đến. Vậy giải quyết các nghĩa vụ có tính chất tài sản này của doanh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?
    3. Về các loại chủ nợ
    Luật chỉ phân biệt chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần (Điều 6). Các chủ nợ khác nhau thì có địa vị pháp lý khác nhau trong thủ tục phá sản. Chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ không có bảo đảm có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong quá trình tham gia vào thủ tục phá sản. Điều này thấy rõ trong so sánh về quyền và nghĩa vụ giữa chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ không có bảo đảm. Về nguyên tắc, LPS 2004 đã thể hiện tinh thần bảo vệ lợi ích của chủ nợ có bảo đảm triệt để hơn so với chủ nợ không có bảo đảm. Đó là lẽ đương nhiên. Nếu lợi ích của chủ nợ không có bảo đảm không được bảo vệ trong thủ tục phá sản thì bản thân chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự sẽ không còn ý nghĩa. Tuy nhiên một số quy định của LPS 2004 không phù hợp với tinh thần chủ đạo đó. Cụ thể, ngay từ khi có quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì quyền được thanh toán nợ đến hạn của chủ nợ có bảo đảm đã bị hạn chế - bị tạm đình chỉ cho đến khi có quyết định thanh lý tài sản (Điều 27, Điều 35), trừ trường hợp được Tòa án cho phép. Trong khi đó, các chủ nợ không có bảo đảm vẫn có thể được thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình sau khi có quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.Việc thanh toán các khoản nợ không có bảo đảm chỉ bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 31).
    Chủ nợ có khả năng bù trừ nghĩa vụ với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng có lợi thế hơn chủ nợ có bảo đảm. Theo Điều 48 chủ nợ này có quyền thỏa thuận với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản để thực hiện việc bù trừ và không có bất kỳ sự hạn chế nào của Luật, không chịu sự giám sát của thẩm phán. Theo ý kiến của chúng tôi, quy định như vậy là không hợp lý.
    Ngoài chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần còn một loại chủ nợ nữa mà Luật không đề cập đến mặc dù sự hiện diện của loại chủ nợ này trong thủ tục phá sản là hoàn toàn hiện thực và chủ nợ này có những quyền đặc trưng của mình. Đó là chủ nợ mới – chủ nợ xuất hiện trên cơ sở các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Luật đề cập đến các khoản nợ mới (Điều 31, điểm e) nhưng Luật lại không nói về chủ nợ mới. Luật thừa nhận sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán, Tổ quản lý tài sản (Điều 30). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể giao kết hợp đồng mới - xuất hiện những chủ nợ mới, các khoản nợ mới. Đây là sự thiếu lôgic và không chặt chẽ của Luật. Về lý thuyết, các chủ nợ mới – khác với các chủ nợ cũ (những chủ nợ xuất hiện trên cơ sở các hợp đồng giao kết trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản) luôn có quyền được ưu tiên thanh toán trong mọi trường hợp. Chỉ có như vậy các quy định của Luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có tính khả thi. Nếu không có sự bảo đảm của Luật về quyền ưu tiên thanh toán thì không một chủ nợ nào lại giao kết hợp đồng với một con nợ đã có quyết định mở thủ tục phá sản và mọi cố gắng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ là mong muốn chủ quan của nhà lập pháp mà thôi. Quyền ưu tiên thanh toán của chủ nợ mới cần được thừa nhận trong cả thủ tục thanh lý tài sản.
    Một vấn đề được đặt ra: Các chủ nợ mới có quyền tham gia vào danh sách chủ nợ hay không? Câu hỏi này không được trả lời rõ ràng trong Luật. Các chủ nợ có bảo đảm mặc dù có quyền ưu tiên thanh toán nhưng vẫn phải có tên trong danh sách chủ nợ để có quyền đòi nợ, có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ. Theo lôgic này thì các chủ nợ mới cũng phải có tên trong danh sách chủ nợ. Tuy nhiên yêu cầu này có một số khó khăn. Vấn đề là danh sách chủ nợ được lập trong thời hạn 75 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản. Sau 13 ngày niêm yết và giải quyết khiếu nại nếu có thì danh sách này được đóng lại. Trong khi đó doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn tồn tại, vẫn hoạt động kinh doanh, vẫn phải ký kết các giao dịch mới, có các chủ nợ mới và chỉ chấm dứt hoạt động kinh doanh khi có quyết định thanh lý tài sản (Điều 82). Theo chúng tôi, để giải quyết khó khăn này, Luật cần quy định khả năng bổ sung danh sách chủ nợ trong những trường hợp cần thiết.
    4. Về giao dịch vô hiệu (Điều 43)
    Luật quy định các giao dịch của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản quy định ở khoản 1 Điều 43 được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu. Nói cách khác là Luật thừa nhận khả năng hồi tố với các loại giao dịch này dù chúng đã thực hiện xong nhằm bảo toàn tài sản của con nợ. Tuy nhiên quy định này của Luật không thể áp dụng cho các giao dịch tương tự thực hiện trong khoảng thời gian từ khi có quyết định thụ lý đến khi có quyết định mở thủ tục phá sản – thời gian này là 30 ngày. Luật chỉ quy định những giao dịch bị cấm hoặc bị hạn chế sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 31). Đây là sự sơ hở của LPSDN 1993 mà LPS 2004 vẫn không khắc phục được.
    5. Về người bảo lãnh
    Khoản 2 Điều 39 quy định trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh. Quy định này xung đột với các quy phạm của Bộ luật Dân sự (BLDS). Theo khoản 2 Điều 4 LPS 2004 thì khi có sự khác nhau giữa quy định của Luật Phá sản và quy định của luật khác về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Phá sản. Khác nhau có thể hiểu là trái ngược nhau được không? BLDS bảo vệ quyền, lợi ích của chủ nợ có bảo đảm trong mọi trường hợp. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ mà quyền đòi nợ luôn được bảo đảm bằng chính tài sản bảo đảm. Quy định của khoản 2 Điều 39 LPS 2004 lại biến các chủ nợ có bảo đảm thành các chủ nợ không có bảo đảm. Điều này là một bất lợi lớn cho các chủ nợ có bảo đảm. Hơn thế nữa, quy định này tự nó đã mâu thuẫn với nội dung chủ đạo của LPS 2004 là bảo vệ lợi ích của chủ nợ có bảo đảm trong thủ tục phá sản. Con nợ của chủ nợ có bảo đảm lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ có bảo đảm có thể tham gia vào thủ tục phá sản để thu hồi nợ và được ưu tiên thanh toán. Còn khi người bảo lãnh của con nợ lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ có bảo đảm lại không được tham gia vào thủ tục phá sản của người bảo lãnh để thu hồi nợ và chỉ có quyền yêu cầu con nợ - người được bảo lãnh trả nợ cho mình? Lôgic nào ở đây? Trong mối quan hệ giữa chủ nợ có bảo đảm - người nhận bảo lãnh và người bảo lãnh phải chăng người bảo lãnh không phải là con nợ của chủ nợ có bảo đảm?
    Khoản 3 Điều 62 quy định người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm. Trường hợp đến thời điểm mở thủ tục phá sản mà người bảo lãnh vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho con nợ - người được bảo lãnh thì lúc này ai có quyền tham gia vào danh sách chủ nợ và Hội nghị chủ nợ? Chủ nợ có bảo đảm chăng? Câu trả lời ở đây là không. Ở khía cạnh pháp lý và khía cạnh tâm lý không chủ nợ có bảo đảm nào lại muốn tham gia vào thủ tục phá sản con nợ của mình khi đã có người bảo lãnh. Chủ nợ có bảo đảm trong trường hợp này là chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản của người bảo lãnh do vậy không có lý do gì để chủ nợ có bảo đảm phải tham gia vào thủ tục phá sản con nợ - người được bảo lãnh. Tham gia vào để làm gì? Vậy người bảo lãnh chăng? Câu trả lời cũng là không vì đơn giản là tại thời điểm mở thủ tục phá sản người bảo lãnh chưa trả nợ thay cho con nợ, chưa được thừa nhận là chủ nợ không có bảo đảm của con nợ - người được bảo lãnh. Không được tham gia thủ tục phá sản của con nợ - người được bảo lãnh, người bảo lãnh sẽ ở trong tình trạng bất lợi. Một mặt, đối với chủ nợ có bảo đảm, người bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh, mặt khác sau khi thực hiện nghĩa vụ này người bảo lãnh có thể sẽ không bao giờ thực hiện được quyền yêu cầu người được bảo lãnh trả nợ lại cho mình. Lý do cũng rất đơn giản là người được bảo lãnh lúc đó đã bị tuyên bố phá sản, tài sản đã bị thanh lý, đã bị xóa sổ, chấm dứt tồn tại với tư cách là chủ thể kinh doanh. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ của LPS 2004.
    6. Về thủ tục phục hồi
    Nội dung của thủ tục phục hồi trong LPS 2004 có nhiều tiến bộ hơn so với LPSDN 1993. Doanh nghiệp muốn hồi phục ngoài ý chí chủ quan của các bên thể hiện trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cần có những điều kiện cần thiết về khả năng tài chính và có sự khuyến khích của Nhà nước. Một trong những khuyến khích của Nhà nước có thể có ở đây là quy định không tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên LPS 2004 không áp dụng quy định này ở thủ tục phục hồi mà lại áp dụng ở thủ tục thanh lý (Điều 34). Việc giảm nhẹ khó khăn tài chính cho con nợ như giảm nợ, không tính lãi… hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hòa giải giữa con nợ với các chủ nợ. Nói một cách khác là không có sự hỗ trợ, khuyến khích của Luật đối với thủ tục phục hồi…
    Về hậu quả của quyết định công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Theo Điều 72 LPS 2004, thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực hoạt động của doanh nghiệp bị chi phối bởi phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ phương án này và chịu sự giám sát của các chủ nợ và thẩm phán. Một câu hỏi được đặt ra khi Nghị quyết này có hiệu lực thì những điều cấm, hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do Luật định tại Điều 31 có đương nhiên chấm dứt hay không? Luật không quy định cụ thể. Nhưng với suy luận lôgic thì câu trả lời ở đây là các điều cấm, hạn chế hoạt động kinh doanh của Điều 31 đương nhiên phải tạm đình chỉ trong thời hạn tối đa là 3 năm – thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoặc phải chấm dứt hiệu lực. Mọi hoạt động của doanh nghiệp không phù hợp với phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ thông qua và Tòa án công nhận đều là các giao dịch trái pháp luật có thể bị tuyên bố vô hiệu. Vì vậy LPS 2004 cần bổ sung quy định về hậu quả này khi thẩm phán công nhận Nghị quyết về phương án phục hội của Hội nghị chủ nợ.
    7. Về mối quan hệ giữa thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản
    Theo truyền thống, tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản là tiền đề pháp lý cho việc thanh lý tài sản của nó. Có nghĩa là phải tuyên bố phá sản với doanh nghiệp sau đó mới có lý do để thanh lý tài sản của nó- chuyển hóa khối tài sản thành tiền và thực hiện việc phân chia số tiền thu được theo thứ tự do luật định để bảo đảm sự công bằng. LPSDN 1993 đi theo truyền thống đó. Còn LPS 2004 lại thừa nhận thủ tục thanh lý tài sản là thủ tục độc lập với thủ tục tuyên bố phá sản và đảo lộn thứ tự của chúng. Người ta tiến hành thủ tục thanh lý tài sản của con nợ trước sau đó mới tuyên bố nó bị phá sản. Thẩm phán ra quyết định tuyên bố con nợ bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (Điều 86). Ở đây có mấy điểm cần bàn.
    Thứ nhất là việc thanh lý tài sản của con nợ mà thực chất là việc định đoạt tài sản trái với ý chí của con nợ dựa trên cơ sở pháp lý nào? Trong quyết định mở thủ tục thanh lý (Điều 81) chỉ nói về căn cứ của việc áp dụng thủ tục thanh lý – tức là khi nào thẩm phán có thể áp dụng thủ tục này chứ không nói đến lý do, cơ sở vì sao Tòa án có thể định đoạt tài sản của một doanh nghiệp đang tồn tại hợp pháp trái với ý muốn của nó? Chúng ta thử hình dung có thể có tình huống sau trong tố tụng dân sự được không: người ta bán tài sản của bị đơn trước rồi sau đó mới tuyên bản án xác định nghĩa vụ trả nợ của bị đơn – cơ sở pháp lý và lý do bán tài sản để thi hành bản án? Trong thủ tục giải thể doanh nghiệp cũng có hai nội dung gắn liền nhau giống như thủ tục phá sản là thanh lý tài sản của doanh nghiệp để giải quyết công nợ của nó với các chủ nợ và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh. Trong mối quan hệ giữa hai nội dung này thì thanh lý tài sản là bước sau. Người ta chỉ tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp sau khi có quyết định giải thể nó. Quyết định giải thể doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý để thanh lý tài sản của nó và thanh toán công nợ của nó với các chủ nợ (Điều 112 Luật Doanh nghiệp 1999). Rõ ràng trình tự như LPS 2004 là không ổn. Trình tự này cho người ta cảm tưởng rằng việc thanh lý tài sản của con nợ là nội dung quan trọng hơn việc tuyên bố phá sản. Trong khi đó về lý luận thì tuyên bố phá sản đối với con nợ là một cách thức pháp lý thu hồi nợ của các chủ nợ. Các chủ nợ thu hồi nợ bằng yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản với con nợ. Tuyên bố con nợ phá sản phải là cái có trước.
    Thứ hai là với trình tự như vậy thì thủ tục phá sản trở nên rườm rà hơn. Có hai quyết định của Tòa án: quyết định mở thủ tục thanh lý và quyết định tuyên bố phá sản. Cả hai quyết định này đều có thể bị khiếu nại và kháng nghị và đòi hỏi thời gian giải quyết. Nếu chúng ta coi thanh lý tài sản chỉ là một nội dung của thủ tục tuyên bố phá sản, dựa trên quyết định tuyên bố phá sản thì thủ tục phá sản gọn nhẹ hơn và lôgic hơn. Thanh lý tài sản có thể có hoặc có thể không nhưng tuyên bố phá sản là một trong những mục tiêu chính của thủ tục phá sản (khi không thể phục hồi doanh nghiệp).

    Về Đầu Trang Go down
    http://www.vksndtc.gov.vn
     
    Ưu điển và hạn chế của luật phá sản 2004
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Nơi thực tập của ngành luật
    » co nen lam luat su hok zay ta!
    » luat moi truong
    » Văn bản pháp luật
    » TẢN MẠN VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM :: Banking - stock :: Tài liệu của Luật ngân hàng tài chính chứng khoán và luật kinh doanh ,thương mại-
    Chuyển đến