CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM

Câu lạc bộ luật tài chính ngân hàng chứng khoán - Khoa kinh tế -luật- đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» luật ngân hàng VS. Tài chính ngân hàng
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 9:16 am by Pham Minh Tan

» hellu moi nguoi
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 9:38 am by troublemakerhjh

» Những điểm mới của luật tố tụng hành chính 2010!
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeFri May 13, 2011 1:53 pm by Pham Minh Tan

» Giup e voi!!!!please
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeWed Feb 09, 2011 3:29 pm by goldheart

» Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:04 pm by Linhprince

» Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:03 pm by Linhprince

» Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» Công ước về đa dạng sinh học
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)
LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:01 pm by Linhprince

Tin Tức Pháp Luật

quanlymoitruongBáo thanh niên
quanlymoitruongUỷ ban chứng khoán nhà nước
quanlymoitruongTất cả văn bản pháp luật
quanlymoitruongLớp luật kinh doanh khoá 05
quanlymoitruongKhoa kinh tế - luật - ĐHQG.TPHCM
quanlymoitruongcảm xúc chưa đặt tên
quanlymoitruongcâu chuyện Valen...
quanlymoitruongchỉ có 1 cuộc điện
quanlymoitruongchiếc khăn tay
quanlymoitruongdanh ngôn tình yêu
quanlymoitruongduyên nợ
quanlymoitruongiu người chưa hề biết
quanlymoitruongKhi nào ấy nhớ đây
quanlymoitruonglàm sao cho ai kia hiểu
quanlymoitruonglời khuyên tình yêu
quanlymoitruonglời hẹn ước
quanlymoitruongmat tinh yeu
quanlymoitruongmón quà giáng sinh
quanlymoitruongmưa bằng lăng
quanlymoitruongmưa tình bạn
quanlymoitruongngày anh nói i love u
quanlymoitruongngày nhớ đêm mong
quanlymoitruongnhìn kìa anh iu
quanlymoitruongnơi đâu là...?
quanlymoitruongtâm lý bạn trai
quanlymoitruongtâm lý bạn gái
quanlymoitruongTấm cám 1
quanlymoitruongTấm cám 2
quanlymoitruongThơ tình
quanlymoitruongthông điệp tình yêu
quanlymoitruongthư tình
quanlymoitruongtìm kiếm tình yêu
quanlymoitruongtình yêu không lời
quanlymoitruongtình yêu tuổi mới lớn
quanlymoitruongtình yêu
quanlymoitruongtrong tình yêu


Tin Tức Chứng Khoán
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Hỗ Trợ Trực Tuyến
    Admin
    Chát với admin
    lienhe Liên Hệ

     
    Hỗ trợ kỹ thuật 1
    lienhe
    Hỗ trợ kỹ thuật 2
     Hỗ trợ kỹ thuật 2

    lienheHỗ trợ kỹ thuật 3   
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 3
    lienheHỗ trợ kỹ thuật 4
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 4
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Linhprince

    Linhprince


    Tổng số bài gửi : 50
    Join date : 20/09/2010
    Age : 36
    Đến từ : Ha Noi

    LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI Empty
    Bài gửiTiêu đề: LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI   LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 4:43 pm

    LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG
    KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI

    “Tiến bộ của nhân loại không phải tự dưng mà có và cũng không phải là một điều đương nhiên. Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với thực tế là ngày mai cũng chính là ngày hôm nay. Chúng ta đang đối mặt với một tình huống hết sức khẩn cấp của ngày hôm nay. Trong bài toán nan giản này của cuộc sống và lịch sử, chúng ta thấy một vấn đề là có lúc mọi việc trở nên quá muộn màng…..chúng ta có thể kêu gào một cách vô vọng để thời gian ngừng trôi, song con tàu thời gian đâu có để ý đến tiếng cầu cứu, van xin nào, nó cứ lao đi một cách vội vã. Trong đống ngổn ngang hài cốt và tàn dư của nhiều nền văn minh nổi lên một dòng chữ đầy nuối tiếc: quá muộn mất rồi.”
    ‘Sau đây, chúng ta sẽ đi về đâu: sự hỗn loạn hay một cuộc sống cộng đồng’
    Martin luther king.

    Những lời giảng giải đạo lý về công bằng xã hội đó của martin luther king cách đây bốn thập kỷ vẫn để lại dư âm mạnh mẽ. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta cũng phải đối mặt với “tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng gắn liên quan ngày hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng này vẫn có thể ngăn chặn được - nhưng khả năng đó chỉ tồn tại đúng lúc này mà thôi. Thế giới chỉ còn chưa đầy một thập kỷ để thay đổi tình hình. Giờ đây, không có vấn đề nào cần được quan tâm khẩn cấp hơn cũng như cần có biện pháp giải quyết gấp rút hơn thế.
    Biến đổi khí hậu là vấn đề nổi cộm thuộc phạm trù phát triển con người của thế hệ chúng ta. Mọi hoạt động hỗ trợ phát triển cuối cùng cũng nhằm phát huy tiềm năng và mở rộng cơ hội tự do cho con người. Phát triển nghĩa là giúp cho con người có năng lực hơn để họ quyết định những lựa chọn của riêng mình cũng như sống cuộc sống mà họ coi là có ý nghĩa. Biến đổi khí hậu đe dọa làm xói mòn các quyền tự do và hạn chế phạm vi lựa chọn của con người. Nó đòi hỏi phải cân nhắc nguyên tắc của thời đại văn minh, đó là tiến bộ của loài người sẽ làm cho tương lai trở nên tươi sáng hơn.

    Vậy xu hướng biến đổi khí hậu là gì? Những biểu hiện ? Hậu quả ? Và các phương hướng giải quyết nó như thế nào thì sau đây nhóm tôi xin trình bày một số quan điểm về những vấn đề trên.

    I. Xu hướng khí hậu biến đổi và hậu quả của nó:
    "biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".

    1) biểu hiện của xu hướng khí hậu biến đổi và dự báo diễn biến của xu hướng này trong tương lai:
    Khí hậu trái đất đang nóng lên. Theo tính toán của tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC, trong những thập niên gần đây, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). Mưa trở nên thất thường hơn. Cường độ mưa thay đổi. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại d¬ương đều nóng lên, đặc biệt là ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng rất đáng quan tâm là nước biển dâng. Tần suất và cường độ hiện tượng EL-NINO tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
    Hệ quả đồng hành với việc bề mặt trái đất nóng lên luôn luôn là sự tan những khối băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao nhưng có lẽ chưa bao giờ tốc độ tan băng lại diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn như ngày nay. Thử điểm một vài tin chính: ở Nam Cực, tháng 3/2002, các nhà khoa học tận mắt chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; ở bắc cực, mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so với 1992, diện tích băng tan đã lên tới 655.000 m2. Hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua.
    Từ đó dẫn tới mực nước đại dương cao dần lên, làm tràn ngập các đồng bằng thấp ven biển, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím mặt trời trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, hệ thống tự nhiên, tác hại trực tiếp đến cả nền kinh tế - xã hội. Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác động đến hệ thống khí hậu.
    Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
    Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
    Xu hướng thay đổi khí hậu trong tương lai: các nghiên cứu và tính toán mới nhất của IPCC về biến đổi khí hậu trong tương lại cho thấy đến năm 2100 nhiệt độ bề mặt có thể tăng từ 1,5oC đến 4,5oC. N2O : +0.14 w/m2 hết tồn tại trong tự nhiên. Nhờ có chúng mà khí hậu trái đất ấm áp với muôn loài sinh sống hiện nay.tuy nhiên phát triển khoa học kỹ thuật đã bổ sung thêm một khối lượng lớn các loại khí nhà kính đã có và những loại khí nhà kính do con người tạo ra.hiệu ứng bức xạ do thay đổi nồng độ khí nhà kính:
    • CO2 : +1,6 w/m2
    • Mê tan :+0,47 w/m2
    • Ô zôn đối lưu: +0.4 w/m2
    • Ôzôn bình lưu: -0.1 w/m2
    • Hiệu ứng tổng cộng: + 2.45 w/m2(2.1-2.Cool
    Nhiệt độ mặt đất tăng nhanh hơn mặt biển. Nhiệt độ bắc bán cầu tăng nhiều hơn nam bán cầu. L¬ượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mư¬a quá nhiều như¬ng nhiều vùng trở nên khô hạn hơn.
    Mực nước biển dâng lên tác động nhiều nhất đến Châu Á . Theo dự báo của ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH của LHQ vào năm 2100 mực nước biển toàn cầu sẽ tăng 28-43 cm , song vào tháng 4 -2008, các nhà khoa học Anh _Phần Lan công bố tại một hội nghị tổ chức tại Viena (Áo ) thì đến cuối thế kỉ XXI , mực nước biển sẽ tăng từ 0,8-1,5 m. Sự gia tăng này sẽ diễn ra nhanh chóng trong vài năm tới kết hợp quá trình tan chảy nhanh của các khối băng . Nhà khoa học Đức Stephen cũng đưa ra dự báo tương tự và cho rằng mực nước biển sẽ tăng từ 0,5-1,4m năm 2100.
    Hơn 30 triệu người Châu Á có nguy cơ chết đói vì BĐKH từ nay đến 2050. Trong đó người dân sống hai ven bờ Ấn Độ Dương , Australia Và Newzealand sẽ phải trải qua những trận hạn hán và lũ lụt khốc liệt .Các nhà khoa học khẳng định khi nhiệt độ trái đất tăng thêm 200C, sản lượng gạo của Trung Quốc có thể giảm 5-12% , tại Bangladesh sẽ là 10% và sản lượng lúa mì ở đây sẽ giảm 30% từ nay đến 2050 . Riêng tại Đông Và Đông Nam Á , mỗi năm có 77 nghìn người chết ( báo cáo của WHO tại Malaysia 7/2007)
    Đông Nam Á có thể là một trong những khu vực dễ bị tác động nhất trước sự BĐKH do phần lớn trong số 500 triệu dân của khu vực sống ở các đồng bằng châu thổ hoặc các quần đảo có độ cao thấp so với mực nước biển, ở Nam Á , 125 triệu người sẽ mất chỗ ở do mực nước biển dâng cao và thiếu hụt nguồn nước
    Việt Nam sẽ là 1 trong 2 quốc gia đang phát triển bị tác động tồi tệ nhất trên thế giới khi nước biển dâng . Ít nhất , Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia tràm chim sẽ bị chìm sâu (cảnh báo của ngân hàng thế giới tại hội nghị đa sinh học tại Hà Nội 5/2007 ) . Nước biển dâng cao 1m thì 23% dân số Việt Nam ( khoảng 17 triệu người ) sẽ mất nơi cư trú . 12,2% diện tích đất , 27% sinh cảnh tự nhiên quan trọng , 33% khu bảo tồn thiên nhiên , 23% khu có đa dạng sinh học của Việt Nam sẽ bị tác động .

    2. Nguyên nhân của xu hướng khí hậu biến đổi:
    Khí hậu trái đất được giữ ổn định nhờ sự cân bằng và ổn định cán cân bức xạ mặt trời. Sự ổn định đó có được là nhờ sự ổn định các thành phần quan trọng trong khí quyển đặc biệt là các loại khí có khả năng bức xạ và phản xạ bức xạ mặt trời có các bước sóng khác nhau. Thành phần quan trọng trong khí quyển có khả năng đó là khí nhà kính. Là các loại khí trong suốt đối với các bức xạ sóng ngắn nhưng có khả năng phản xạ và ngăn cản bức xạ sóng dài. Các khí này hầu hết tồn tại trong tự nhiên. Nhờ có chúng mà khí hậu trái đất ấm áp với muôn loài sinh sống hiện nay.
    Tuy nhiên, phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế của con người đã bổ sung thêm vào khí quyển một khối lượng lớn các loại khí nhà kính đã có và những loại khí nhà kính khác hoàn toàn do con người tạo ra. Sự gia tăng các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

    2.1. Khái niệm về hiệu ứng nhà kính( green house)
    Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gây ra sự tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất do sự hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt đất vào khí quyển bởi các khí nhà kính làm cho nhiệt độ khí quyển bao quanh trái đất tăng lên.
    Nói cách khác sự xuất hiện của các chất ODS làm cản trở sự tỏa nhiệt của trái đất, những chất cản trở đó gọi là khí nhà kính.

    2.2. Các chất khí nhà kính:
    Theo khoản 5 điều 1 công ước khung về chống lại hiện tượng khí hậu biến đổi 1992 (Rio De Jainero, Brazil) : “các khí nhà kính” là những thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, mà hấp thụ và phát lại bức xạ hồng ngoại.
    Nồng độ các loại khí nhà kính trong khí quyển càng cao, thì lượng bức xạ do chúng hấp thụ sẽ tăng lên và kết quả là làm tăng nhiệt độ cuả khí quyển tầng thấp cũng như bề mặt trái đất.
    Nếu không có hiện tượng hấp thụ năng lượng của các khí nhà kính có trong thành phần khí quyển thì trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình cỡ 18oC. Chính năng lượng của các bức xạ bị khí nhà kính hấp thụ có tác dụng làm nóng trái đất và làm cho nhiệt độ trung bình của trái đất vào khoảng + 15oC, đủ ấm cho các loài sinh vật có thể sinh sống và cư trú trên đó.
    Vậy khí nhà kính bao gồm :
    + Khí nhà kính tự nhiên: CO2, H2O
    + Khí nhà kính nhân tạo: Ch4, O3, N2O Và CFC (hợp chất đặc biệt của CF4 Và C2F6 )
    Sự phân bố nồng độ các chất khí nhà kính trong không khí rất khác nhau. H2O và CO2 chủ yếu tập trung ở tầng đối lưu gần mặt đất và các đám mây từ 300 – 3000m. Trong khí đó, các khí N2O, O3, CFC…tập trung chủ yếu ở tầng bình lưu.
    Bất kỳ hoạt động nào của con người cũng gây ra hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là trong việc sản xuất công nghiệp, sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch – đây là những hoạt động nhằm duy trì sự sống của con người.

    3) hậu quả của xu hướng khí hậu biến đổi:
    Nóng lên toàn cầu là bằng chứng cho thấy chúng ta đang làm cho bầu khí quyển bị quá tải. Trữ lượng khí nhà kính lưu giữ nhiệt trong bầu khí quyển đang tích tụ với tốc độ chưa từng thấy. Ngưỡng này báo hiệu một xu thế rất khó tránh khỏi là các thành quả phát triển con người bị đẩy lùi nhanh chóng và tình trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại ở mức không thể khắc phục được.Biến đổi khí hậu nguy hiểm là biểu hiện của sự điều chỉnh đối với hiện tượng phát thải khí nhà kính ở mức không bền vững.
    Theo tổ chức Tearfund Advocay: “cộng đồng các nước nghèo là những nước ít làm cho khí hậu biến đổi nhất nhưng lại là những nước đang phải hứng chịu nhiều nhất từ những hậu quả của sự biến đổi khí hậu.”

    Tài nguyên nước mặt: biến đổi khí hậu tác động sâu sắc đến tài nguyên nước mặt. Dòng chảy năm biến động từ +4% đến -19%, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng.
    Vùng ven bờ: tác động của biến đổi khí hậu, làm dâng cao nước biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven bờ: gia tăng ngập lụt vùng đồng bằng ven bờ, rừng ngập mặn bị mất dần. Đời sống, sinh hoạt và các công trình xây dựng của cư dân vùng ven bờ cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
    Lâm nghiệp: biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm. Hơn nữa, do nhiệt độ và mức khô hạn tăng làm nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng.
    Năng lượng: ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với ngành năng lượng chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ và cung cấp năng lượng, giảm hiệu suất, sản lượng.
    Ví dụ: Ở Bra-Xin, nhu cầu năng lượng tăng cao cùng với hạn hán thường xuyên đã làm quá tải, gây trục trặc hệ thống sản xuất điện, riêng năm 2001 làm suy giảm 1,5 % GDP, khoảng 10 tỉ USD. Cùng thời điểm này, hạn hán cũng làm giảm mực nước ở hồ lớn ảnh hưởng đến công suất thủy điện một số vùng ở Canada. Năm 2007, thiếu mưa khiến cho hồ Volta, một hồ lớn nhân tạo – cung cấp tới 60% sản lượng điện cho Ghana, cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Mực nước thấp hơn mức báo động cao nhất 1,5m.
    Thuỷ sản: các hệ sinh thái thuỷ vực, nguồn lợi hải sản và nghề cá... Là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế bị giảm sút 1/3 so với hiện nay.
    Sức khoẻ con người: sức khoẻ con người trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực: nguy cơ phát bệnh tăng lên, suy giảm khả năng miễn dịch, nguồn mang và truyền bệnh phát triển dẫn đến bùng nổ các đại dịch trước đây đã được kiểm soát (như sốt rét, sốt xuất huyết...).theo báo cáo phát triển con người năm 2007- 2008 của UNDP các dịch bệnh liên quan khí hậu đã làm hơn 443.000 người trên thế giới chết, ảnh hưởng 2,5 tỷ người khác và gây tổn thất kinh tế khoảng 600 tỷ USD.

    II. Quá trình phát triển và nội dung của luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi.
    Con người đã sớm đưa ra các cảnh báo về BĐKH một cách khoa học như : lí thuyết về hiệu ứng nhà kính của Fourier (1827) ; công trình phân tích sự thay đổi khí hậu có thể xảy ra do việc thải bức xạ mạnh của nền công nghiệp của Arrhenius (1896) ;cũng như những cuộc tranh luận sôi nổi về việc khí CO2 trong khí quyển tăng điều đó làm nhiệt độ trái đất nóng lên hay lạnh đi ,đã diễn ra vào đầu TK XX
    Tuy nhiên , các biện pháp chống lại hiện tượng trái đất nóng lên được tiến hành tương đối chậm . Mãi đến năm 1988, trong nghị quyết 45/53 đại hội đồng liên hiệp quốc mới quyết định rằng cần có những hành động kịp thời để giải quyết vấn đề này ; đồng thời đại hội cũng kêu gọi triệu tập một hội nghị về khí hậu biến đổi . Và vào năm 1989 ,UNEP đã tiến hành hội nghị tại LAHAYE ,kêu gọi thành lập một cơ quan quyền lực dưới sự tài trợ của liên hiệp quốc để chống lại xu hướng trái đất nóng lên và thỏa thuận những văn bản pháp lí cần thiết .
    Tháng 6/1992 , tại hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển toàn cầu được tổ chức ở Rio De Janeiro , công ước khung về BĐKH được thông qua . Đây là lần đầu tiên vấn đề làm sạch bầu khí quyển giúp trái đất của chúng ta bớt nóng lên được đặt ra một cách nghiêm túc nhất bằng một văn bản mang tính ràng buộc pháp lý.

    1. Công ước Khung:
    Thành tựu lớn nhất của công ước là việc thừa nhận sự nóng ấm toàn cầu là một vấn đề có thật. Bởi vì trước khi có công ước khoảng một thập kỷ, không có bất cứ bằng chứng khoa học hoặc thỏa thuận có hiệu lực nào thừa nhận sự nóng ấm toàn cầu (thậm chí, cho đến ngày nay, vẫn có những người vẫn chống lại rằng có hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu là một vấn đề cần quan tâm). Tuy nhiên, cho đến nay, các quốc gia trên thế giới vẫn chưa thể thống nhất hoàn toàn về các vấn đề chung như hậu quả của ấm nóng toàn cầu, những tác động nào là nguy hiểm nhất có nguyên nhân của nóng ấm toàn cầu sẽ xảy ra trong những thập kỷ tới hay thậm chí những thế kỷ tới, những hành động gì cần phải được thực hiện để ngăn chặn những tác động có hại này.
    Mục tiêu lớn nhất của công ước là ổn định được các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Mức này, chưa được định lượng cụ thể, nhưng phải đạt được trong khung thời gian đủ để các hệ sinh thái trên trái đất thích ứng một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất lương thực không bị ảnh hưởng và cho phép phát triển kinh tế một cách bền vững (UNFCCC, 2005a).
    Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, công ước đã đặt ra trách nhiệm nặng nề nhất cho các nước phát triển bởi vì những nước này là nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu trong quá khứ cũng như hiện tại. Những nước này bị đòi hỏi phải cắt giảm phần lớn lượng khí thải cần phải giảm và trả tiền cho những hoạt động làm giảm hoặc hấp thụ khí nhà kính ở những nước khác. Các nước này, được gọi là các nước “Phụ Lục I” - “Annex I”, chủ yếu là các nước phát triển, thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
    Trong công ước, các nước công nghiệp hóa đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho các hoạt động ở các nước đang phát triển – phần hỗ trợ này phải nằm ngoài những hỗ trợ tài chính mà họ đã, đang cung cấp cho các nước này (VD. Viện trợ phát triển – ODA). Một quỹ tín dụng cũng đã được thiết lập cho các hoạt động hỗ trợ được quản lý bởi quỹ môi trường toàn cầu (Globalenvironment Facility – GEF). Các nước phát triển cũng đồng ý chuyển giao những công nghệ sản xuất tiến bộ, ít gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Bởi vì nhu cầu phát triển kinh tế là thiết yếu cho các nước nghèo, nơi mà phát triển kinh tế, thậm chí kể cả khi không có những vấn để nảy sinh từ biến đổi khí hậu, là quá trình không dễ đạt được, nên công ước đã chấp thuận rằng phát thải khí nhà kính của các nước đang phát triển vẫn sẽ được tăng lên theo thời gian. Điều quan trọng là tìm cách hỗ trợ các nước này hạn chế phát thải khí nhà kính mà không ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế. Công ước cũng thừa nhận các nước đang phát triển là những nước dễ bị tổn hại nhất do biến đổi khí hậu và kêu gọi những cố gắng mạnh mẽ hơn để giải quyết hậu quả này.
    Công ước cũng thừa nhận rằng đây chỉ là một hiệp định khung – cần phải được bổ sung và hoàn chỉnh theo thời gian để những cố gắng giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu được tập trung và hiệu quả hơn. Sự bổ sung lớn đầu tiên của công ước đó là nghị định thư Kyôtô, được ban hành năm 1997.

    2. Nghị định thư Kyoto
    2.1 quá trình phát triển:
    Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005
    Nội dung chính là quy định việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu, là trách nhiệm chung của tất cả các nước, song có phân biệt theo mức độ phát triển kinh tế.
    Theo NĐT Kyoto, các nước phát triển hàng đầu, thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường, phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và có nghĩa vụ tới năm 2012 phải giảm 5,2% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gồm CO2, CH4, N2O,HFCs, PFCs, SF6 so với năm 1990.
    NĐT còn đưa ra mức giảm lượng khí thải cụ thể của các nước thành viên (EU: 8%, Mỹ: 7%, Nhật Bản: 6%). Các nước đang phát triển được khuyến khích tham gia, thông qua áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới, thân thiện với môi trường.
    Các điều khoản trong nghị định thư đã được đưa ra bàn thảo vào tháng 12/1997 tại thành phố Kyoto - Nhật Bản và được đưa ra kí kết thông qua từ 16/3/1998 đến 15/3/1999. Sau đó chính thứ có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2005. Theo điều khoản 25 của nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng CO2 do các nước công nghiệp thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ nhất được thoả mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt được với chữ kí của iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của nga ( vì lượng khí thải của nga và mỹ là cùng chiếm tỷ lệ lớn, trước đó cả hai nước đều không ký Nghị định thư Kyoto)
    Không lâu sau đó, nghị định thư kyoto đã chính thức có hiệu lực cho tất cả các bên tham gia kí kết, đó là ngày 16 tháng 2 năm 2005( dù Mỹ Và Úc chưa ký). Đã có 141 nước ký vào NĐT kyoto, trong đó có 30 nước công nghiệp phát triển. Việt nam đã ký công ước trên ngày 3-12-1998 và phê chuẩn vào ngày 25-9-2002.
    Tuy nhiên, vấn đề là các nước phát triển bề ngoài cam kết đi đầu trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính theo NĐT Kyoto, nhưng bên trong lại tìm nhiều cách để lảng tránh vấn đề như trì hoãn phê chuẩn, thực hiện, đưa những dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Thực hiện NĐT Kyoto đã trở thành cuộc đấu tranh giữa các nước đang phát triển và phát triển, giữa các nước phát triển (Mỹ, Nhật, EU) với nhau.

    Vì sao Mỹ rút khỏi Nghị định Kyoto và vấn đề tiếp tục thực hiện khi không có sự tham gia của Mỹ:
    Mỹ là quốc gia công nghiệp lớn chiếm đến 25% lượng khí thải độc hại nhưng lại không phê chuẩn NĐT Kyoto. Giới chính trị Mỹ trong vấn đề này đã phải chiều theo ý muốn của giới kinh tế để tránh mất mát quá lớn về kinh tế. Mỹ đã ký nghị định thư vào năm 1997, nhưng rồi lại quyết định rút lui vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ. Tháng 3/2001, sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ Bush viện cớ "chưa đủ bằng chứng khoa học" để rút lui khỏi bản hiệp ước,nhưng xuất phát từ chi phí của những cam kết nghị định thư quá cao đối với nước này vốn phụ thuộc vào dầu, khí gas và than đá những chất thường thải ra CO2 gây hiệu ứng nhà kính làm nóng lên toàn cầu .Mặc dù sau đó Viện Khoa học quốc gia Mỹ khẳng định sự đồng thuận trong giới nghiên cứu về nguyên nhân gây ấm hóa toàn cầu.
    Bên cạnh đó ,TT Bush cho rằng Nghị định thư Kyoto là không công bằng do chỉ những nước phát triển phải giảm lượng khí thải, trong khi các nước đang phát triển lại cũng có lượng phát thải cao như Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới . Những nước đang phát triển được hỗ trợ tài chính để giảm ô nhiễm và giải quyết những hậu quả của thay đổi khí hậu. Ngoài ra, Mỹ không đồng ý với nhận định của Nghị định thư Kyoto coi nước này là nước gây ô nhiễm lớn nhất. Trong khi đó, các nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cũng ủng hộ Nghị định thư Kyoto song không đặt ra mục tiêu giảm lượng khí thải.
    Điều này đã đặt Mỹ vào thế đối lập với thế giới. Mỹ là nước công nghiệp lớn nhất, giàu nhất thế giới với GNP khoảng 10 ngàn tỷ USD mà lại vô trách nhiệm trước vấn đề chung của toàn nhân loại. Đặc biệt sau khi Nga (chiếm 17,4% lượng khí thải toàn cầu) tham gia NĐT Kyoto, áp lực càng đè nặng lên phía Mỹ.

    Vì thế Mỹ phải tìm cách biện hộ. Mỹ tuyên bố sẽ giải quyết tình trạng nóng lên của trái đất, nhưng “sẽ đi con đường khác với các nước tham gia NĐT Kyoto”. Mỹ ra sức chỉ trích NĐT Kyoto. Thay vì tham gia NĐT Kyoto, Mỹ sẽ thực thi kế hoạch của tổng thống Bush về tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong 10 năm (tới năm 2012) sẽ đưa nồng độ Carbone trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm đi 18%.Mỹ đã lôi kéo Australia không phê chuẩn NĐT Kyoto.
    Nhưng các nước đang phát triển đã lên tiếng phản đối đàm phán giữa EU và Mỹ về kế hoạch dài hạn cắt giảm khí thải sau năm 2012. Ấn độ, với sự ủng hộ của Trung Quốc, Pakistan và cộng đồng Arab đã kêu gọi sửa đổi thỏa thuận Mỹ và EU mới đạt được. Bên cạnh đó, các nước này cũng yêu cầu phải có một đảm bảo rằng quy định về cắt giảm khí thải sẽ không áp dụng với các nước đang phát triển.
    .
    Hiệp ước “hậu kyoto”
    Ngày 28/7/2005, Mỹ và Australia chính thức xác nhận 2 nước này đã cùng với 4 nước là Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản bí mật ký thỏa thuận “quan hệ đối tác Châu Á- Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch” còn gọi là hiệp ước “hậu Kyoto”. Các nhóm bảo vệ môi trường trên thế giới cho rằng thỏa thuận này phục vụ ý đồ của Mỹ thay thế NĐT Kyoto. Hiệp ước này chủ yếu nhấn mạnh việc cần tăng cường nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng sạch và việc chuyển giao công nghệ từ những quốc gia công nghiệp sang các nước đang phát triển.
    Như vậy, thực chất hiệp ước này vô hiệu hóa NĐT Kyoto. Trong 6 nước trên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã phê chuẩn NĐT Kyoto. Mỹ và Australia thì từ chối ký, còn Trung Quốc và Ấn Độ không nằm trong danh sách những nước phải tham gia NĐT Kyoto (vì được xếp vào những nền kinh tế đang phát triển). Ngoại trưởng Australia Alexander Downer ngày 31-7 bày tỏ mong muốn các nước Đông Nam Á sẽ ký hiệp định cắt giảm khí thải mới này.
    Thỏa thuận trên lập tức bị nhiều nước chỉ trích vì nó né tránh vấn đề cơ bản là không đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước trong cuộc như Mỹ mà chỉ kêu gọi chung chung sự tự nguyện hạn chế mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nước này cảnh báo, nếu tồn tại, “hậu Kyoto” sẽ đe dọa đến sự sống còn của NĐT Kyoto.
    Vào 2 ngày 30 và 31/1/2008, Mỹ dự kiến sẽ tổ chức các cuộc hội đàm về thay đổi khí hậu tại Honolulu, bang Hawaii. Washington đã 16 nước công nghiệp lớn - trong đó có các nước thuộc EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, để thảo luận một chương trình nhằm cắt giảm khí thải. Nhưng EU đã cảnh báo sẽ không tham gia trừ khi Washington từ bỏ quan điểm đối lập với những qui định cắt giảm khí thải bắt buộc.

    Vấn đề cắt giảm khí nhà kính sau năm 2012
    Theo báo cáo phát triển con người năm 2007-2008 của UNDP về xây dựng chương trình hợp tác đa phương để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm trong khuôn khổ Nghị Định Thư Kyoto sau 2012.
    + Thiết lập ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm được các bên nhất trí ở mức cao hơn 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
    + Đề ra chỉ tiêu cố định về nồng độ khí CO2 ở mức 450 ppm (với chi phí ước tính bằng 1,6% GDP trung bình toàn cầu đến năm 2030).
    + Nhất trí về lộ trình phát thải khí bền vững toàn cầu nhằm giảm 50% lượng khí nhà kính phát thải vào năm 2050 so với năm 1990.
    + Các nước phát triển sẽ hoàn thành các chỉ tiêu của giai đoạn cam kết Kyoto hiện nay và đồng ý tiếp tục cắt giảm ít nhất 80% lượng khí nhà kính phát thải vào năm 2050, trong đó cắt giảm 20 - 30% vào năm 2020.
    + Các cơ sở phát thải lớn ở các nước đang phát triển đặt mục tiêu theo đuổi lộ trình phát thải đạt đỉnh điểm vào năm 2020 và sau đó cắt giảm 20% vào năm 2050.
    Giai đoạn sau năm 2012, khi nghị định thư hết hiệu lực thì vấn đề sẽ được mở rộng hơn ở lĩnh vực hàng không và vận tải. EU cũng đã đề xuất áp dụng quy chế áp đặt hạn ngạch về khí thải CO2 đối với các hãng hàng không từ năm 2011 cho tất cả các chuyến bay trên bầu trời châu lục và từ 2012 đối với tất cả các chuyến bay bên ngoài châu lục.
    Và… một tương lai xa?
    Một bức tranh có lẽ cũng chưa phác họa rõ nét về bố cục của toàn cảnh, song qua đó cũng có thể thấy được phần nào diễn tiến của nó. Hội nghị tại Băngcốc, Thái Lan ngày 31/3/2008 thảo luận về một thỏa thuận mới nhằm thay thế nghị định thư kyoto sau khi hết hiệu lực, nhưng theo dự báo thì nhiều khả năng vẫn chưa đưa ra được quyết định quan trọng, có lẽ phải đến đại hội tổ chức tại đan mạch vào cuối năm 2009 sẽ có những kết quả khả quan hơn, song vẫn chưa chắc được điều gì… một tương lai liệu có quá xa chăng?

    2.2 nội dung của Nghị Định thư Kyoto:
    Phụ lục I Công Ước Khung được cụ thể hóa trong Phụ Lục B NĐT Kyoto : danh sách các quốc gia và số lượng phải cắt giảm khí nhà kính.
    Nghị định thư kyoto là một thỏa thuận rang buộc quốc tế có tính pháp lý để giảm thiểu khí nhà kính phát thải gây thay đổi khí hậu. Bản thỏa thuận nêu cam kết của nước công nghiệp hóa giảm phát thải 6 loại khí nhà kính 5% vào năm 2012. Hơn thế nữa là đặt ra một mục tiêu cụ thể cho mỗi loại khí, các mục tiêu tổng thể đối với tất cả 6 loại khí sẽ được quy đổi “tương đương với CO2” để chỉ còn một số liệu. Vd: CH4 tương đương với 0,6 CO2.
    2.2.1. Sự cam kết ghi rõ rằng tất cả các bên kí vào nghị định thư phải tuân thủ một số bước bao gồm:
    + Thiết kế và triển khai các chương trình giảm thiểu và thích nghi với sự thay đổi khí hậu.
    + Chuẩn bị một số liệu thống kê quốc gia về loại bỏ các phát thải bằng cách giảm cacbon.
    + Khuyến khích chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu.
    + Thúc đẩy sự hợp tác trong nghiên cứu và quan sát thay đổi khí hậu, các tác động và các chiến lược đối phó.

    Ngoài việc thông qua nghị định thư có tính bước ngoặt Kyôtô, các bên tham gia công ước còn đồng ý đưa ra các cơ chế kyôtô, bao gồm cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation – JI), cơ chế phát triển sạch (CDM) và mua bán phát thải (Emissiontrading - ET). Do chi phí giảm phát thải hoặc thu hồi khí nhà kính rất khác nhau giữa các quốc gia, khu vực hay giữa các ngành sản xuất, dịch vụ trên thế giới, việc thực hiện linhhoạt các cơ chế này tạo điều kiện thúc đẩy các dự án giảm phát thải có chi phí rẻ nhưng mà vẫn mang lại hiệu quả môi trường.
    Các quốc gia phát triển sẽ phải cắt giảm đi tổng lượng khí CO2 của mình với mức giảm là 5% so với tổng lượng khí CO2 của chính các nước này vào năm 1990. Từ năm 2008 đến 2012 phải cắt giảm 5% lượng khí CO2 so với năm 1990 nhưng số lượng cắt giảm sẽ khác nhau giữa các quốc gia.(5% chỉ là chỉ tiêu chung). Nghị định thư yêu cầu các nước phát triển thực hiện chính sách "vì cái chung nhưng với trách nhiệm khác nhau", với hai lý lẽ: một là các nước phát triển dễ dàng hơn trong việc trang trải các khoản chi phí cắt giảm khí thải; hai là chính các nước phát triển là những thủ phạm xả khí thải lâu hơn và nhiều hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.
    Các nước đang phát triển vẫn chưa có ràng buộc pháp lý đối với những mục tiêu giảm phát thải, vì các quốc gia này chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ của phát thải khí nhà kính trong quá khứ.các nước kém phát triển sẽ được chuyển giao công nghệ và hợp tác đầu tư vào lĩnh vực này.
    Kỳ hạn đánh giá việc thực hiện nghị định thư kyoto là vào năm 2012. Theo một báo cáo của LHQ công bố ngày 27-11-2007, sau mười năm, các nước phát triển không đáp ứng được các mục tiêu do nghị định thư kyoto đặt ra về việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2012.

    2.2.2. Căn cứ cắt giảm: có 3 căn cứ
    + Lượng phát thải khí nhà kính của các quốc gia: quốc gia nào phát thải nhiều thì cắt giảm nhiều, ngược lại quốc gia nào phát thải ít sẽ cắt giảm ít. Đồng thời phải cân đối với số lượng khí nhà kính bình quân trên đầu người. Do đó, Mỹ sẽ phải chịu cắt giảm 7% lượng khí nhà kính, trong khi cả khối EU phải cắt giảm 8%.
    + Đưa ra theo yêu cầu của các quốc gia có nhiều rừng
    + Dựa vào trình độ phát triển: theo nguyên tắc 7 của tuyên ngôn Rio thì trách nhiệm bảo vệ môi trường khí hậu là trách nhiệm chung của các quốc gia, tuy nhiên mức độ có khác nhau :”…vì sự đóng góp khác nhau vào việc làm thoái hóa môi trường toàn cầu, các quốc gia có trách nhiệm chung nhưng khác biệt nhau…”. Vì vậy theo căn cứ này, những quốc gia công nghiệp phát triển là những quốc gia phải cắt giảm lượng khí nhà kính trước hết. Tức là các nước này phải chịu trách nhiệm đặc biệt đối với sự suy thoái của môi trường khí hậu. Sự tiến bộ về kỹ thuật đã nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân ở các nước phát triển. Tuy nhiên, sự thịnh vượng này được trả giá bằng việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức rất cao và bằng sự suy thoái của môi trường khí hậu. Do đó, ngay tại lời nói đầu của công ước khung về biến đổi khí hậu, đã qui phần lớn trách nhiệm cho các nước phát triển đối với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay” ghi nhận rằng phần lớn nhất phát thải các khí nhà kính toàn cầu trong lịch sử và hiện tại bắt nguồn từ nước phát triển…” bên cạnh đó, các quốc gia phát triển lại là những nước dẫn đầu về kinh tế, kỹ thuật, hoàn toàn có khả năng đạt được một chính sách bảo vệ khí hậu hữu hiệu và hài hòa trên phạm vi quốc tế. Tại điều 3 của công ước khung cũng nêu rõ, cộng đồng thế giới nói chung và các nước phát triển nói riêng phải tính đến đặc thù của các quốc gia thành viên là các nước đang phát triển, không để cho các nước này gánh nặng bất thường và không hợp lý. Vì vậy giải thích cho việc các quốc gia đang phát triển không nằm trong danh sách cá nước phải cắt giảm khí nhà kính theo công ước khung về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto.
    2.2.3. Chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính:
    Việc xác định chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính là không dễ dàng, nhất là nó lại liên quan đến vấn đề kinh tế. Do đó, tại hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển 1992,người ta đã không mong đợi sẽ có thể đạt được sự nhất trí đầy đủ về cắt giảm khí nhà kính một cách cụ thể trong thời gian ngắn. Các quốc gia đang phát triển đòi hỏi phải có sự phân chia “ công bằng” trách nhiệm và quyền lợi trong vấn đề này. Điều này không thể. Kết quả, trong công ước khung về biến đổi khí hậu vẫn chưa có quy định về chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính do các quốc gia không thống nhất được quan điểm của nhau.
    Đến năm 1997, trong Nghị định thư Kyoto, người ta cũng đã đưa ra được chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính, theo đó các quốc gia phát triển phải cắt giảm ít nhất 5% lượng khí CO2 so với mức phát thải của họ vào năm 1990 trong thời kỳ từ năm 2008 tới năm 2012. Trong đó Nhật Bản đã cam kết sẽ cắt giảm 6%, EU 8% và Mỹ là 7% sự cam kết có tính ràng buộc phát lý này hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn cho môi trường của thế giới. Thế nhưng, theo thỏa thuận Bonn vào tháng 7/2001 có qui định: các quốc gia được quyền tính lượng khí nhà kính mà những cánh rừng của mình hấp thụ vào chỉ tiêu cắt giảm. Đây là yêu cầu của những nước có nhiều rừng như là Canada, Nhật Bản, Australia và Nga. Và người ta xem qui định này chính là căn cứ để thực hiện chứ không phải là căn cứ để xác định chỉ tiêu cắt giảm khí nhà kính. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tổng lượng khí cắt giảm chỉ bằng 1/3 so với mục tiêu ban đầu đề ra trong Nghị định thư Kyoto, tức là từ nay cho đến 2012 lượng khí thải các nước phải cắt giảm chỉ còn 2%.
    Như vậy, chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính trong Nghị định thư Kyoto và thỏa thuận Bonn mặc dù có nhiều thay đổi, dù không giải quyết được điều gì đáng kể nhưng có thể xem đây là bước khởi đầu tiến bộ hơn so với Công ước khung về biến đổi khí hậu, từ đó dần dần sẽ có bước tiếp theo mạnh dạn hơn, cương quyết hơn trong vấn đề chống lại xu hướng biến đổi.

    2.2.4. Phương thức thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính
    - cắt giảm thực tế:theo cách này, các quốc gia cần phải áp dụng các biện pháp thực tế để cắt giảm lượng khí nhà kính phát thải vào bầu khí quyển. Ví dụ: trước kia quốc gia A phát thải 50 triệu tấn khí CO2/năm, thì nay có thể giảm phát thải chỉ còn từ 40 triệu tấn đến 45 triệu tấn CO2/ năm. Việc cắt giảm này bằng các cách: sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm, phát triển giao thông công cộng, thu gom và xử lý chất thải, áp dụng 1 số chính sách tiết kiệm năng lượng như thuế năng lượng…Nghị định thư Kyoto có qui định, để thực hiện những cam kết cắt giảm khí nhà kính trong Nghị định thư, đồng thời nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững, các quốc gia phát triển tùy thuộc vào tình hình và khả năng của các nước mình mà đề ra các biện pháp phù hợp. Và muốn thực hiện các biện pháp đó thì vấn đề đầu tiên là cần chi phí, chắc chắn chi phí để đầu tư cho việc cải tiến công nghệ, xử lý chất thải, sử dụng các nguồn năng lượng sạch …là rất cao. Do đó cần phải được tính toán đúng và đủ mới mong cải thiện được môi trường mà không ảnh hưởng đến kinh tế. Các nước có thể thực hiện việc cắt giảm thực tế chủ yếu thông qua đánh thuế năng lượng, dùng tiền thuế này đầu tư và việc cắt giảm khí nhà kính tại nước mình.
    VD: Canada là nước đi đầu trong chiến lược này, dự kiến sẽ đánh thuế phát thải cacbon với qui mô 40 tỷ USD trong 15 năm. Các nước Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Phần lan đã áp dụng thuế năng lượng khoảng 24,2 USD/ tấn cacbon phát thải. còn Mỹ áp dụng mức thuế 50 USD/tấn cacbon phát thải ( theo Ô nhiễm không khí và xử lý )
    Việc đánh thuế như vậy có thể coi vừa là chính sách nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, vừa là nguồn thu nhập của các quốc gia. Nó chỉ có thể được coi là công cụ để đạt được các mục tiêu về môi trường vì không được áp dụng rộng rãi như các loại thuế khác và nó còn phụ thuộc vào khả năng kinh tế, chính sách từng quốc gia.
    Ngoài ra, các quốc gia cần phối hợp để thực hiện những biện pháp cắt giảm, hạn chế tối đa chi phí VD: các nước phát triển có thể đầu tư thiết bị vào các nước khác để thực hiện giảm bớt các chất thải với chi phí rẻ hơn tại nước mình. Bên cạnh đó, để thực hiện cắt giảm ngay tại nước mình, các chính phủ có thể tổ chức đấu thầu cho các tổ chức, công ty tư nhân theo đơn giá qui định của chính phủ. Các tổ chức, công ty trúng thầu có thể đầu tư cắt giảm ngay trong nước hoặc ở các nước khác, và sẽ được hưởng lợi nhuận thông qua khoản chênh lệch giá trúng thầu và chi phs thực tế để cắt giảm cho một đơn vị khí nhà kính xác định.
    - Sử dụng các bể hấp thụ: lượng hấp thụ khí CO2 của những cánh rừng tự nhiên mới được tính nếu rừng trồng thì phải sau năm 1990.
    Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học úc về “cacbon xanh” và vai trò của nó đối với biến đổi khí hậu, rừng nguyên sinh có khả năng lưu giữ C02 nhiều hơn gấp 3 lần so với ước tính trước kia và nhiều hơn 60% so với rừng trồng.
    Có thể hiểu một cách đơn giản, cac-bon xanh là khối cac-bon được lưu giữ
    trong các khu rừng tự nhiên, cac-bon nâu được tìm thấy ở trong các khu rừng trồng công nghiệp hay trong các vườn ươm, cac-bon xám có mặt trong nguyên liệu hoá thạch và cac-bon lục có trong các đại dương.

    Các nhà khoa học thuộc trường đại học quốc gia úc cho biết, cho đến nay vai trò của các khu rừng nguyên sinh và sinh khối cac-bon xanh của các khu rừng này chưa được đánh giá đúng mức trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên của trái đất. Các nhà khoa học cho rằng uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và Nghị Định Thư Kyoto đã không nhận ra sự khác biệt về khả năng hấp thụ cac-bon giữa rừng trồng và rừng nguyên sinh .

    Báo cáo cho biết rừng nguyên sinh có thể hấp thụ lượng cac-bon nhiều gấp 3 lần so với ước tính hiện thời. Hiện nay, khả năng hấp thụ cac-bon của rừng được tính toán dựa theo rừng trồng. Chính sự khác biệt trong việc định nghĩa một khu rừng cũng dẫn đến việc đánh giá không đúng mức sinh khối cac-bon trong các khu rừng lâu năm.

    Theo định nghĩa của IPCC, rừng là nơi có cây cao hơn 2 mét và tán cây bao phủ hơn 10% diện tích. Nhưng ở Úc, rừng được định nghĩa là một nơi có cây cao hơn 10 mét và tán cây phải bao phủ hơn 30% diện tích rừng.

    Bản báo cáo cho biết thêm, những khu rừng chưa bị khai thác ở Úc có thể hấp thụ khoảng 640 tấn cac-bon trên 1 ha, thế nhưng theo ước tính của IPCC thì con số này chỉ khoảng 217 tấn cac-bon trên 1 ha.

    Còn theo tính toán của các nhà khoa học, nếu những khu rừng bạch đàn ở phía Đông Nam Australia không bị xâm phạm thì với diện tích 14,5 triệu ha rừng, sẽ có 9,3 tỉ tấn cac-bon được lưu trữ trong đó. Nhưng theo cách tính toán của IPCC thì lượng cac-bon trong những khu rừng bạch đàn này chỉ đạt khoảng 1/3 con số các nhà khoa học đã đưa ra và chỉ bằng 27% sinh khối cac-bon của các khu rừng này.

    Rừng tự nhiên không chỉ hấp thụ nhiều cac-bon hơn rừng trồng mà chúng còn lưu giữ được cac-bon lâu hơn bởi vì rừng tự nhiên được bảo vệ trong khi rừng trồng bị khai thác một cách luân phiên. Rừng và cây xanh nói chung có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết hàm lượng CO2 ví như bể hấp thụ loại khí này.
    Brendan mackey, thành viên của nhóm tác giả nhận xét việc bảo vệ rừng tự nhiên sẽ là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giữ được một bể hấp thụ cac-bon lớn, vừa ngăn chặn việc giải phóng cac-bon trong rừng ra ngoài.

    Ước tính lượng các bon lưu giữ trong sinh khối và đất khoảng gấp 3 lần lượng cac-bon có trong khí quyển. Và khoảng 35% khí nhà kính trong khí quyển là hậu quả của nạn phá rừng trong quá khứ và 18% lượng phát thải khí này hàng năm là do nạn phá rừng liên tục. Do đó, “duy trì lượng cac-bon lưu giữ trong các khu rừng tự nhiên đồng nghĩa với việc ngăn chặn lượng cac-bon gia tăng do đốt nhiên liệu hoá thạch”.

    Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những khu rừng bị chặt phá giảm hơn 40% lượng cac-bon hấp thụ so với những khu rừng không bị chặt phá. Phần lớn lượng cac-bon sinh khối trong các khu rừng tự nhiên được giữ trong sinh khối gỗ của những cây cổ thụ lớn. Việc phá rừng vì lợi ích thương mại làm thay đổi cơ cấu niên đại của rừng, mức tuổi trung bình của cây cối trong rừng bị giảm đi rất nhiều và khả năng hấp thụ cac-bon cũng giảm.

    Vì thế, sinh khối cac-bon trong các khu rừng chuyên dụng để lấy gỗ cũng như trong các khu đồn điền độc canh sẽ luôn luôn thấp hơn đáng kể so với sinh khối cac-bon ở các khu rừng tự nhiên không bị xâm phạm.

    Đất rừng chứa đựng một lượng lớn chất hữu cơ do xác thực vật, động vật bị phân huỷ. Quá trình hoá mùn của xác thực vật thải ra dioxyt carbon, một phần thoát ra khí quyển và được cây hấp thụ, phần còn lại ở trong đất. Vì lẽ đó mất rừng đã có tác động lớn đến tình trạng gia tăng khí nhà kính trong khí quyển và ngược lại trồng rừng, khôi phục thảm thực vật trên đất trồng là biện pháp hữu hiệu giảm nhẹ khí nhà kính.

    Các nhà khoa học còn cho biết, nếu chúng ta ngăn chặn được nạn chặt phá khu rừng bạch đàn ở đông nam úc thì sẽ tương đương với việc ngăn ngừa phát thải 460 triệu tấn khí CO2 mỗi năm cho 100 năm tới.

    Kết luận bản báo cáo, các nhà khoa học cảnh báo rằng: “Ở úc và có lẽ là trên toàn thế giới, khả năng hấp thụ cac-bon của các khu rừng tự nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì thế sẽ dẫn sự sai lệch trong các đánh giá về giá trị kinh tế và ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách.
    - Mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà kính: mua bán phát thải được định nghĩa trong điều 17 Của Nghị Định Thư Kyôtô. Các bên thuộc Phụ Lục I có thể có các đơn vị lượng chỉ định (Assigned Amount Units), đơn vị giảm phát thải (ERUS), giảm phát thải được chứng nhận (CERS), và các đơn vị khử (RMUS) của các bên khác thuộc Phụ Lục I thông qua mua bán phát thải.các nước đang phát triển khi tham gia vào thị trường mua bán chất phát thải này chỉ khi thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM)
    Cơ chế phát triển sạch là một trong 3 cơ chế được đề ra bởi nghị định thư kyôtô như đã nêu ở trên. Theo IPCC, trong hai thập kỷ tới ước tính tổng mức phát thải khí nhà kính của các nước đang phát triển sẽ vượt tổng mức phát thải của các nước phát triển. Chính vì vậy ngoài việc đạt được mức giảm thải đã cam kết của các bên thuộc Phụ Lục I,làm thế nào để giảm được sự gia tăng phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển là một vấn đề được đặc biệt quan tâm.cơ chế phát triển sạch được định nghĩa tại điều 12 của Nghị Định Thư Kyôtô. Cơ chế này cho phép các bên thuộc Phụ Lục I (các nước được đầu tư) có được các mức giảm phát thải được chứng nhận từ việc thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các bên không thuộc Phụ Lục I (các nước chủ nhà). Mức giảm cácbon được chứng nhận do các dự án CDM tạo ra, được gọi là đơn vị giảm phát thải được chứng nhận (CERS). Mục đích của cơ chế phát triển sạch là hỗ trợ các nước không phải Phụ Lục I đạt được phát triển kinh tế bền vững trong khi vẫn đóng góp cho mục tiêu lớn lao của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, ngoài ra hỗ trợ các nước trong Phụ Lục I thực hiện được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của mình. Nếu được thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) không những sẽ đóng góp vào giảm mức phát thải khí nhà kính ở các nước thuộc Phụ Lục I mà còn tạo điều kiện cho các nước đang phát triển nhận được lợi ích từ các dự án CDM như: chuyển giao công nghệ tiên tiến, đầu tư tài chính giúp cho các nước không thuộc Phụ Lục I đạt được sự phát triển bền vững. Mặc dù trồng rừng và tái trồng rừng là những hoạt động được chấp nhận tham giavào cơ chế phát triển sạch cdm trong giai đoạn thực hiện công ước đầu tiên, nhưng những nguyên tắc và quy trình để thực hiện vẫn còn đang trong tiến trình xem xét và thảo luận. Từ đó phát sinh nghĩa vụ của các nước đang phát triển vì đã tham gia và thị trường này và nghĩa vụ này sẽ khác với nghĩa vụ của các nước phát triển.
    Ví dụ: ở các nước phát triển phải tốn 100 đến 120 USD/ 1 tấn CO2
    ở các nước đang phát triển thì tốn 10 đến 30 USD/ 1 tấn CO2
    Việc mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà kính là phương pháp mềm dẻo, linh hoạt nhưng nó cũng là con giao hai lưỡi vì các nước đang phát triển và chậm phát triển có lợi về ngoại tệ, công nghệ mới, có cơ hội phát triển nguồn nhân lực nhưng lại có hại cho môi trường toàn cầu. Vì vậy phải đặt ra được một cơ chế kiểm soát đối với thị trường này.

    3. Ngăn chặn biến đổi khí hậu cần nỗ lực toàn diện
    Theo thiennhien.net - không có biện pháp nào có thể giải quyết ngay được vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng có lẽ cách tiếp cận tốt nhất là đẩy mạnh hơn công tác quản lý. Đây chỉ là một trong số nhiều ý tưởng đề xuất để giải quyết vấn đề này.

    3.1 Cắt giảm khí nhà kính phát thải vào bầu khí quyển : đây là việc cực kì khó khăn , tổn thất lớn về kinh tế ,nhất là ở những nước công nghiệp phát triển . Áp dụng một số biện pháp sau :
    3.1.1. Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng :
    Giảm việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch ( than ,dầu , khí đốt …), là nguồn năng lượng chính phát thải ra khí nhà kính . Các quốc phải tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng bằng cách :
    - Nghiên cứu các quá trình sản xuất thiết bị sản xuất để tiết kiệm năng lượng . Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công nghệ sản sinh năng lượng từ nhiên liệu để đạt hiệu quả cao nhất , giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ xuống tối đa . Cải tiến động cơ diesel , nâng cao hiệu suất các động cơ . Sử dụng và phát triển oto điện sẽ bảo vệ được môi trường một cách tối đa ,nhưng đòi hỏi cần cải tiến và nâng cao công nghệ sản xuất acquy .Tăng công suất hoạt động hoạt động của các nhà máy điện … như vậy sẽ giảm được nguồn phát thải .
    - Giảm mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người .Bằng cách :
    3.1.2 Xử lí chất ô nhiễm :
    - xử lí tại nguồn :trên cơ sở biết rõ bản chất công nghệ của qui trình sử dụng năng lượng , bằng cách thay thế hay lựa chọn công nghệ tối ưu về mặt kĩ thuật và môi trường , sao cho sử dụng ít năng lượng .
    - xử lí sau nguồn Madử lí chất thải đã được thải ra từ các nguồn .

    3.1.3 Thay thế dạng năng lượng :
    Thay các dạng năng lượng gây ô nhiễm và hao phí nhiều tài nguyên , bằng các dạng năng lượng sạch như : năng lượng mặt trời ,sức gió , song biển , thủy triều … Có thể thay thế chất CFC trong công nghiệp bằng các chất khác như NH3

    3.2 Tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của Trái Đất :
    - Tăng diện tích trồng rừng
    - Ngăn chặn và sử lí ô nhiễm biển
    Bên cạnh đó, tổ chức nhiều chương trình hành động vì sự biến đổi khí hậu đang gia tăng để đặt áp lực lên các chính sách để thu được các hành động nhanh hơn, sáng suốt hơn, để giảm phát thải và chia sẻ thông tin lẫn nhau .

    III. Liên hệ tới Việt Nam:
    Nhận thức rõ ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, Việt Nam ký Công Ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu vào tháng 6 năm 1992 và phê chuẩn công ước ngày 16 tháng 11 năm 1994, phê chuẩn Nghị Định Thư Kyoto ngày 25 tháng 9 năm 2002.

    Theo thông tin mới nhất (11.9.2008)
    Phó chủ nhiệm Uỷ Ban Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường Của Quốc Hội Nghiêm Vũ Khải khẳng định: biểu hiện của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã rất rõ nét như bão, lũ bất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt, các vùng đất thấp ven biển sẽ bị ngập chìm, Đồng Bằng Sông Cửu Long- vựa thóc lớn nhất nước ta đang ngày càng bị xâm mặn sâu hơn. Hệ luỵ của việc nhiệt độ không khí tăng trung bình hàng tăng ở nước ta là khôn lường.
    Chỉ tính riêng đợt rét bất thường kéo dài 33 ngày đầu năm 2008 cho thấy: sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của khí hậu, thời tiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và thủy hải sản.
    Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT đã có 33.000 con trâu bò, 34.000 ha lúa xuân đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía bắc và bắc trung bộ đã bị chết, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Số liệu thực tế còn cao hơn gấp nhiều lần .
    Theo TS. Nguyễn Hữu Ninh, theo xu hướng biến động như hiện nay thì nhiệt độ không khí tăng trung bình mỗi thập kỷ là 0,1 - 0,2o C, trong đó mùa hè là 0,1 - 0,3oC. Nước biển sẽ dâng khoảng 45 - 69cm đến năm 2070 và 70 - 100cm vào năm 2100. Bão lụt sẽ tăng khoảng 20%, trong khi đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại rất thấp, độ nhiễm mặn cũng tăng lên. Hai thành phố ven biển lớn nhất là Hải Phòng Và Tp. HCM vừa được liệt vào danh sách 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong vòng 20-50 năm nữa.

    Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ gần đây, từ 29 đợt mỗi năm trong các thập kỷ 1971 - 1980, 1981 - 1990 xuống còn 24 đợt mỗi năm trong thập kỷ 1991-2000, đặc biệt trong các năm từ 1994-2007 chỉ còn 15-16 đợt rét mỗi năm.
    Nhiệt độ không khí tăng cũng làm cho số cơn bão hoạt động trên biển đông và ảnh hưởng đến Việt Nam có xu thế giảm trong 4 thập kỷ qua. Cụ thể là ở biển đông có từ 114 cơn trong thập kỷ 1961-1970 xuống còn 103 cơn bão trong thập kỷ 1991-2000. Ở Việt Nam từ 74 cơn bão trong thập kỷ 1961-1970 xuống còn 68 cơn trong thập kỷ 1991-2000, số cơn bão mạn có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn hơn, quỹ đạo có vẻ dị thường hơn và số cơn bão ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ có phần tăng lên trong những năm gần đây. Điển hình là trận lũ kinh hoàng xảy ra vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 4 năm 2008 đã làm 162 người chết và mất tích thiệt hại gần 1.900 tỷ đồng. Trận lũ đã ảnh hưởng và gây thiệt hại cho 11 tỉnh phía Bắc nước ta.
    Do biến đổi khí hậu đã làm hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là cực Nam Trung Bộ dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hoá, mực nước biển đã tăng từ 25-30 cm trong khoảng 50 năm qua. Điển hình là bờ biển Bạch Long - Giao Thủy và khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20 cm, đã phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, du lịch và môi trường của huyện.
    Sự suy thoái của các hệ sinh thái, mất đi sự đa dạng sinh học trầm trọng, diện tích rừng giảm từ 43% xuống còn 28,2%; rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thóai nghiêm trọng (giảm 80%). Trong những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực.

    Sự mấ
    Về Đầu Trang Go down
    http://www.vksndtc.gov.vn
     
    LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LẠI XU HƯỚNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này.
    » Lập hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam
    » Chúc các bạn Khoa Kinh Tế - Luật Đại học quốc gia TP.HCM một kỳ nghỉ hè thật vui vẻ và tràn đầy niềm vui va hạnh phúc!
    » LUẬT QUỐC TẾ: TIẾP CẬN VỤ KIỆN CỦA NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM VIỆT NAM YÊU CẦU CÁC CÔNG TY MĨ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
    » Ứng dụng của Luật So sánh trong xây dựng Bộ luật Dân sự Việt Nam

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM :: Banking - stock :: Tài liệu của Luật ngân hàng tài chính chứng khoán và luật kinh doanh ,thương mại-
    Chuyển đến