CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM

Câu lạc bộ luật tài chính ngân hàng chứng khoán - Khoa kinh tế -luật- đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» luật ngân hàng VS. Tài chính ngân hàng
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 9:16 am by Pham Minh Tan

» hellu moi nguoi
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 9:38 am by troublemakerhjh

» Những điểm mới của luật tố tụng hành chính 2010!
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeFri May 13, 2011 1:53 pm by Pham Minh Tan

» Giup e voi!!!!please
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeWed Feb 09, 2011 3:29 pm by goldheart

» Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:04 pm by Linhprince

» Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:03 pm by Linhprince

» Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» Công ước về đa dạng sinh học
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)
Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:01 pm by Linhprince

Tin Tức Pháp Luật

quanlymoitruongBáo thanh niên
quanlymoitruongUỷ ban chứng khoán nhà nước
quanlymoitruongTất cả văn bản pháp luật
quanlymoitruongLớp luật kinh doanh khoá 05
quanlymoitruongKhoa kinh tế - luật - ĐHQG.TPHCM
quanlymoitruongcảm xúc chưa đặt tên
quanlymoitruongcâu chuyện Valen...
quanlymoitruongchỉ có 1 cuộc điện
quanlymoitruongchiếc khăn tay
quanlymoitruongdanh ngôn tình yêu
quanlymoitruongduyên nợ
quanlymoitruongiu người chưa hề biết
quanlymoitruongKhi nào ấy nhớ đây
quanlymoitruonglàm sao cho ai kia hiểu
quanlymoitruonglời khuyên tình yêu
quanlymoitruonglời hẹn ước
quanlymoitruongmat tinh yeu
quanlymoitruongmón quà giáng sinh
quanlymoitruongmưa bằng lăng
quanlymoitruongmưa tình bạn
quanlymoitruongngày anh nói i love u
quanlymoitruongngày nhớ đêm mong
quanlymoitruongnhìn kìa anh iu
quanlymoitruongnơi đâu là...?
quanlymoitruongtâm lý bạn trai
quanlymoitruongtâm lý bạn gái
quanlymoitruongTấm cám 1
quanlymoitruongTấm cám 2
quanlymoitruongThơ tình
quanlymoitruongthông điệp tình yêu
quanlymoitruongthư tình
quanlymoitruongtìm kiếm tình yêu
quanlymoitruongtình yêu không lời
quanlymoitruongtình yêu tuổi mới lớn
quanlymoitruongtình yêu
quanlymoitruongtrong tình yêu


Tin Tức Chứng Khoán
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Hỗ Trợ Trực Tuyến
    Admin
    Chát với admin
    lienhe Liên Hệ

     
    Hỗ trợ kỹ thuật 1
    lienhe
    Hỗ trợ kỹ thuật 2
     Hỗ trợ kỹ thuật 2

    lienheHỗ trợ kỹ thuật 3   
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 3
    lienheHỗ trợ kỹ thuật 4
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 4
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này.

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Linhprince

    Linhprince


    Tổng số bài gửi : 50
    Join date : 20/09/2010
    Age : 36
    Đến từ : Ha Noi

    Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. Empty
    Bài gửiTiêu đề: Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này.   Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này. I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 4:49 pm

    ĐỀ TÀI LUẬT QUỐC TẾ:

    Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này.



    Ngày 30/01/2004 luật sư kokois đã đưa đơn kiện lên toà án liên bang phía đông tại tiểu bang New York_ MỸ: Trong đơn kiện hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam với tư cách là nguyên đơn tập thể, nguyên đơn cá nhân gồm bà Phan Thị Phi Phi, ông Nguyễn Văn Quý là thân sinh người bảo vệ tự nhiên của các con la Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Thị Thuý Nga, bà Dương Quỳnh Hoa với tư cách là cá nhân và là người giám hộtài sản của con trai đã chết là Huỳnh Trung Sơn.
    Các nguyên đơn nói trên đồng thời là người thay mặt cho những người khác có hoàn cảnh và bệnh tật tương tự.
    Bị đơn là 36 công ty hoá chất Mĩ và một tập đoàn các công ty “ABC chemical companies 1_50”
    Đây là vụ kiện dân sự do các công dân Việt Nam và một tổ chức quần chúng của Việt Nam đứng ra kiện các công ty hoá chất Mĩ dựa theo đạo luật cho phép người nước ngoài đòi bồi thường thiệt hại do những vi phạm pháp luật quốc tế và tội ác chiến tranh, đồng thời dựa theo pháp luật phổ thông về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm và nhiều lý do khác.
    Tiếp cận với vụ kiện câu hỏi đầu tiên chúng ta cần trả lời đó là: Chiến dịch dùng chất độc trong chiến tranh có phải là phi pháp hay không?
    Có thể trả lời bằng sự thật sau. Công ước HAGUE (còn gọi là The Hague Convention) năm 1907 cấm dùng “chất độc và vũ khí tẩm chất độc” trong các cuộc xung đột quân sự.
    Nghị định Geneva năm 1925 đặt con người ngoài vòng pháp luậtvề việc sử dụng bất kỳ chất lỏng, vật liệu, hay công cụ nào chứa chất độc trong chiến tranh.
    Do đó dựa vào nguyên lý của hai quy ước quốc tế này, hoạt động đầu độc cây cỏ, tiêu diệt mùa màng và huỷ hoại môi sinh có thể xem là vi phạm công pháp quốc tế.
    Nhưng Mĩ đưa ra lập trường của mình trước cũng như sau chiến tranh ở Việt Nam là nghị định Geneva không áp dụng cho chất độc màu da cam, vì họ cho rằng chất độc da cam chỉ là “thuốc diệt cỏ”.
    Tuy nhiên năm 1969 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhóm họp và ra nghị quyết khẳng định Goneva năm 1925 áp dụng cho tất cảcác loại vũ khí kể cả vũ khí hoá học và chất độc màu da cam.
    Ta có thể rút ra kêt luận:
    Chiến dịch dùng dioxin trong chiến tranh là vi phạm công pháp quốc tế.
    Chiến dịch chiến tranh hoá học ở Việt Nam kéo dài trong 10 năm bắt đâu từ năm 1961. Trong thời gian đó nước Mĩ trải qua 3 đời tông thống: Kenody, Johnson, Richard Nixon. Đây chính là khó khăn nếu chúng ta kiện chính phủ Mĩ. Vì nếu kiện chính phủ thì đó lại là vấn đề liên quan đến công pháp quốc tế nên lúc này toà có thẩm quyền xét xử là toà án quốc tế. Và chính phủ nào sẽ là bị đơn của chúng ta?
    Nhưng nếu chúng ta kiện các công ty hoá chất Mĩ thì đã gián tiếp buộc chính phủ chính phủ Hoa Kỳ phải có trách nhiệm trong vụ kiện này.
    Như đã nói ở trên chúng ta cần khẳng định lần nữa, đây là một vụ kiện dân sự mà bị đơn của chúng ta là các công ty sản xuất hoá chất ở Mĩ. Chúng ta sẽ áp dụng luật pháp của Hoa Kỳ trong vụ kiện và chính toà án Hoa Kỳ sẽ là nơi đưa ra phán quyết.
    Lý do mà chúng ta nêu trong đơn kiện ở đây là: Từ năm 1961-1971 quân đội Mĩ rải xuống Miền Nam Việt Nam hơn 80 triệu lit chất diệt cỏ, phần lớn là chất độc da cam trong đó chứa 366kg dioxin. Dioxin là chất vào loại độc nhất trong các chất độc, gây ra nhiều loại bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh. Ở Việt Nam có khoảng 3.5 triệu người bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin. Hàng vạn người đã chết, nhiều người có con và chau sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm mẹ rơi vào tuyệt vọng khi sinh ra những đứa con bị dị dạng bệnh tật. Chúng ta cho rằng các công ty Mĩ đã cố ý vi phạm luật quốc tế, làm giàu bất chính gây ra những cái chết thương tâm, để lại di chứng ảnh hưởngcho nhiều thế hệ.
    Ngày 18/3/04 phiên toà đầu tiên được diễn ra. Chủ toà là thẩm phán cao cấp của toà án liên bang Mĩ. Sau khi trao đổi toà yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ và quyết định đến ngày 18/09/04 sẽ đưa vụ kiện ra xem xét.
    Nhưng đến thang3/2005 thẩm phán đã bác đơn của phía VN vì cho rằng “chất da cam không phải là chất độc” và lý lẽ của chúng ta không đủ để buộc tội các công ty hoá chất Mĩ.
    Phía VN kháng cáovà sau hơn 2 năm ngày 18/06/07 toà phúc thẩm cho tiến hành phiên điều trầnvà cần nhấn mạnh tại phiên điêu trần có đại diện của chính phủ Mĩ phat biểu. Sau khi kết thúc phiên điều trần thì đến ngày 22/02/08 toà phúc thẩm đã ra phán quyết đồng ý với phán quyết của toà sơ thẩm.
    Tiệp cận vụ kiện này chúng ta thấy phía nguyên đơn có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn:
    Chúng ta là người bị hại nên chúng ta đã thu thập và có đầy đủ chứng cứ để chứng minh tác hại của Đioxin lên các nạn nhân của nó.
    Đầu tiên nói đến là các nhân chứng sống: GS_bác sĩ Phan Thị Phi Phi, ông Nguyễn Văn Quý cùng hai con và bà Dương Quỳnh Hoa. Họ đều là những người đã sống, làm việc và chịu ảnh hưởng trực tiếp đến chất độc mà quân đội Mỹ đã thả xuống VN.
    Chúng ta có đầy đủ bằng chứng khoa học được thế giới và cả viện hàn lâm khoa học Mỹ phải công nhận. Đó chính là danh sách 17 bệnh do nhiễm chất độc Điôxin: Ung thư phần mềm; U lympho không Hodgkin; U lympho Hodgkin; Ung thư phế quản - phổi; Ung thư khí quản; Ung thư thanh quản; Ung thư tiền liệt tuyến; Ung thư gan nguyên phát; Bệnh đa u tủy xương ác tính; Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính; Tật gai sống chẻ đôi; Bệnh trứng cá do clo; Bệnh đái tháo đường type 2; Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm; Các bất thường sinh sản; Các dị dạng, dị tật bẩm sinh đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học Điôxin và Rối loạn tâm thần.
    Đã có tiền đề chính đó chính là vụ kiện của các cựu binh Mỹ năm 1989. ta đuợc biết Hoa Kỳ là nước sử dụng hệ thống pháp luật án lệ. Tuy vụ kiện đó kêt thúc bằng một bản thoả thuận do hai bên soạn thảo ra. Nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào đó làm căn cứ để khởi kiện các công ty hoá chất.
    Trong vụ án chất độc màu da cam, nhiều phi công Mỹ lái máy bay rải chất độc cũng như binh sĩ Hoa Kỳ từng chiến đấu trong vùng khai quang bị tác hại của độc chất và nhiều người đã chết vì ung thư. Trong đó có Trung úy Hải quân Elmo Zummalt III (chết năm 1988) con trai của Đô Đốc Elmo R. Zummalt, tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ tại chiến trường Việt Nam trong hai năm 1968-70. Quân nhân Hoa Kỳ bị nhiễm độc đưa vụ này ra tòa và tòa đã xử chính phủ có trách nhiệm và kết quả có khoảng 10,000 cựu quân nhân được bồi thường.
    Thật ra nếu Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cứ bám lấy luật mà cãi thì các cựu quân nhân cũng khó thắng, nhưng đây là một vấn đề trong nhà với nhau, và là cựu quân nhân thì dù đau ốm vì lý do gì chính phủ cũng phải lo. Hơn nữa Hoa Kỳ đang có nhu cầu làm dịu cơn đau của hội chứng Việt Nam (Vietnam syndrome) nên bộ Tư pháp đã nhượng bộ. Sự nhận trách nhiệm đối với cựu quân nhân làm nổi bật sự trong sáng của nền dân chủ Hoa Kỳ và vào lúc đó không ảnh hưởng gì đến uy tín của Mỹ quốc.
    Nhưng khi người Việt Nam kiện thì lại là một chuyện khác, nó trở thành một vấn đề chính trị, liên quan đến nguồn gốc của cuộc chiến, đến sự lãnh đạo chiến tranh, đến thế đứng của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á và trên toàn thế giới, đến sự vướng mắc hiện nay vào một số sự việc không mấy tốt đẹp như vụ đối đãi với tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib, nên chắc rằng tòa án Hoa Kỳ sẽ bám lấy luật mà xử và không thể để cho Hoa Kỳ chịu thua dù cho Quỹ Hòa Giải và Phát Triển có nỗ lực đến đâu.
    Bên cạnh đó chúng ta còn đựơc sự ủng hộ nhiệt tình của các cá nhân tổ chức trên toàn thế giới.
    “Công lý sẽ luôn thuộc về lẽ phải”. Vâng đúng như vậy đặc biệt là đối với vụ kiện này, nó không chỉ dừng lại ở mức chúng ta đòi các công ty hoá chất Mỹ phải bồi thường, mà còn là tiếng nói chung của nhân loại về nhân quyền. Một đất nước lúc nào cũng lấy nhân quyền để lên án các nước khác vậy tại sao lại không chấp nhận hành động rải chất độc trong chiến tranh đã huỷ diệt đi biết bao sinh mạng, đã cướp đi quyền được làm người của bao đứa trẻ, đã làm biết bao người mẹ, người cha không được hưởng cái quyền hạnh phúc trọn vẹn của con người. Dù toà án có phán quyết thế nào đi nữa thì tôi tin rằng chúng ta đã thắng, thắng trên tất cả các phương diện. Vì đòi hỏi của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam là hoàn toàn chính đáng.
    “Giải quyết những hậu quả của chất độc da cam/điôxin là vấn đề nhân đạo hết sức bức xúc. Chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm, nhưng hậu quả của chất độc da cam/điôxin vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam. Hàng triệu người Việt Nam, nạn nhân chất độc da cam/điôxin vẫn phải hàng ngày chịu đựng nỗi đau cả về thể xác và tinh thần.
    Các công ty Hoa Kỳ sản xuất chất độc da cam/điôxin phải ý thức rõ điều này và cần góp phần thiết thực vào việc giải quyết hậu quả của chất độc da cam/điôxin, thực hiện ngay trách nhiệm pháp lý, tinh thần và đạo lý của mình, không chỉ đối với các cựu chiến binh Mỹ, mà cả với các nạn nhân ở Việt Nam.”

    Về Đầu Trang Go down
    http://www.vksndtc.gov.vn
     
    Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này.
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » LUẬT QUỐC TẾ: TIẾP CẬN VỤ KIỆN CỦA NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM VIỆT NAM YÊU CẦU CÁC CÔNG TY MĨ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
    » HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ THUỘC HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
    » Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
    » VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG THÂN THIỆN VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC
    » Công ước Viên1980 về mua bán hàng hoá quốc tế đây!

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM :: Banking - stock :: Tài liệu của Luật ngân hàng tài chính chứng khoán và luật kinh doanh ,thương mại-
    Chuyển đến