CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM

Câu lạc bộ luật tài chính ngân hàng chứng khoán - Khoa kinh tế -luật- đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» luật ngân hàng VS. Tài chính ngân hàng
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 9:16 am by Pham Minh Tan

» hellu moi nguoi
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 9:38 am by troublemakerhjh

» Những điểm mới của luật tố tụng hành chính 2010!
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeFri May 13, 2011 1:53 pm by Pham Minh Tan

» Giup e voi!!!!please
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeWed Feb 09, 2011 3:29 pm by goldheart

» Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:04 pm by Linhprince

» Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:03 pm by Linhprince

» Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» Công ước về đa dạng sinh học
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:01 pm by Linhprince

Tin Tức Pháp Luật

quanlymoitruongBáo thanh niên
quanlymoitruongUỷ ban chứng khoán nhà nước
quanlymoitruongTất cả văn bản pháp luật
quanlymoitruongLớp luật kinh doanh khoá 05
quanlymoitruongKhoa kinh tế - luật - ĐHQG.TPHCM
quanlymoitruongcảm xúc chưa đặt tên
quanlymoitruongcâu chuyện Valen...
quanlymoitruongchỉ có 1 cuộc điện
quanlymoitruongchiếc khăn tay
quanlymoitruongdanh ngôn tình yêu
quanlymoitruongduyên nợ
quanlymoitruongiu người chưa hề biết
quanlymoitruongKhi nào ấy nhớ đây
quanlymoitruonglàm sao cho ai kia hiểu
quanlymoitruonglời khuyên tình yêu
quanlymoitruonglời hẹn ước
quanlymoitruongmat tinh yeu
quanlymoitruongmón quà giáng sinh
quanlymoitruongmưa bằng lăng
quanlymoitruongmưa tình bạn
quanlymoitruongngày anh nói i love u
quanlymoitruongngày nhớ đêm mong
quanlymoitruongnhìn kìa anh iu
quanlymoitruongnơi đâu là...?
quanlymoitruongtâm lý bạn trai
quanlymoitruongtâm lý bạn gái
quanlymoitruongTấm cám 1
quanlymoitruongTấm cám 2
quanlymoitruongThơ tình
quanlymoitruongthông điệp tình yêu
quanlymoitruongthư tình
quanlymoitruongtìm kiếm tình yêu
quanlymoitruongtình yêu không lời
quanlymoitruongtình yêu tuổi mới lớn
quanlymoitruongtình yêu
quanlymoitruongtrong tình yêu


Tin Tức Chứng Khoán
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Hỗ Trợ Trực Tuyến
    Admin
    Chát với admin
    lienhe Liên Hệ

     
    Hỗ trợ kỹ thuật 1
    lienhe
    Hỗ trợ kỹ thuật 2
     Hỗ trợ kỹ thuật 2

    lienheHỗ trợ kỹ thuật 3   
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 3
    lienheHỗ trợ kỹ thuật 4
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 4
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Linhprince

    Linhprince


    Tổng số bài gửi : 50
    Join date : 20/09/2010
    Age : 36
    Đến từ : Ha Noi

    Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 Empty
    Bài gửiTiêu đề: Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1   Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1 I_icon_minitimeMon Sep 20, 2010 9:46 pm

    Tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa giữa
    Việt Nam và Trung Quốc


    A. Nguyên nhân gây ra tranh chấp

    Toạ độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông; diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km² (gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410,000 km² ở giữa biển Đông ); đường bờ biển: 926 km, Trường Sa có những đặc lợi về địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng và cũng là nguyên nhân làm cho Quần đảo này trở thành miếng mồi ngon cho các nước trong khu vực nhòm ngó.
    Hiện có 6 nước, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei, đều cho là mình có chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của quần đảo này. Trong đó tranh chấp diễn ra gay gắt nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Những hòn đảo và bãi đá trên Trường Sa đều thuộc loại rất nhỏ, nhiều bãi đá lúc chìm lúc nổi theo sự lên xuống trong ngày của mực nước biển. Những hòn đảo và bãi đá này đều nằm rất xa đất liền và dân thường không thể sinh sống ở đó được. Vậy cái gì làm cho chúng trở nên hấp dẫn đến vậy? Dĩ nhiên là không phải đất đá ở đó quý hiếm hơn đất đá ở trong đất liền.

    1.Về kinh tế:

    a.Dầu mỏ và Khí đốt:
    Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Đương nhiên, tiềm năng trữ lượng dầu khí to lớn là một trong hai nguyên nhân chính làm tình hình thêm căng thẳng và thúc đẩy các nước trong vùng tuyên bố có chủ quyền.

    b. Một động cơ khác để tranh chấp là trữ lượng khai thác cá thương mại của vùng biển quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên.

    Trung Quốc đã dự đoán rằng Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một nghìn tỷ đôla.

    2.Về địa lý , chính trị

    a.Mở rộng biên giới quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế:
    Tất cả các nước đang tranh chấp trong vùng Trường Sa đều đã ký vào Công ước quốc tế về Luật biển. Nó quy định mỗi nước có quyền mở rộng biên giới lãnh thổ của mình tới 12 hải lý ra biển. Ngoài ra mỗi nước còn có được sở hữu Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) vượt khỏi phạm vi lãnh thổ tới 200 hải lý. Như vậy, sở hữu được các hòn đảo ở Trường Sa sẽ giúp các nước mở rộng vùng lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, công ước này quy định rằng không thể dùng các bãi đá để xác định biên giới và vùng đặc quyền kinh tế. Các bãi đá, theo định nghĩa, là những nơi con người không thể sống và thực hiện các hoạt động kinh tế. Một số nước như Trung Quốc đã khai thác vấn đề này và tìm cách biến các bãi đá nửa chìm nửa nổi thành những nơi con người có thể sinh sống bằng cách âm thầm vận chuyển đất đá – vật liệu xây dựng từ đất liền ra xây dựng các công trình kiên cố trên biển.

    b.Vị trí quân sự chiến lược :
    Vùng này cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông.
    Kiểm soát Biển Đông cũng đồng thời có nghĩa là kiểm soát tuyến giao thương lớn số 2 của thế giới. Hàng năm có khoảng hơn một nửa các tàu vận tải hạng nặng của thế giới đi qua các eo biển Malacca, Sunda và Lombok, phần lớn để tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng đi qua Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu khí đi qua kênh Suez và gấp 15 lần lượng dầu khí đi qua kênh Panama. Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông một phần là muốn kiểm soát con đường vận chuyển này. Tất nhiên thay vì đi qua Biển Đông, các tàu vận tải có thể đi xuôi xuống phía Nam, qua vùng biển của Indonesia rồi ngược lên Đông Bắc Á. Tuy nhiên, nếu đi theo lộ trình này thì chi phí vận chuyển tăng lên khá nhiều. Nếu Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát khu vực này, thì theo cách gọi của nhiều người, Biển Đông sẽ chở thành cái ao nhà của Trung Quốc. Họ có thể gây khó khăn cho những tàu vận tải đi qua khu vực và vì thế có thể gây ra những tổn thất kinh tế cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác cần tới tuyến đường này(Có nhiều ám chỉ rằng Trung Quốc đã sáp nhập và chiếm các đảo không phải chỉ vì mục tiêu khai thác tài nguyên mà còn để giám sát các hoạt động trên biển Đông. Ví dụ, đá Vành Khăn là một điểm lý tưởng để quan sát các tàu của Hải quân Mỹ chạy qua vùng biển phía tây Philippines. Việc Trung Quốc chiếm đảo này cũng có thể có mục đích đối chọi với Đài Loan hơn là với Philippines bởi vì Trường Sa nằm ngang vùng biển thiết yếu của Đài Loan). Ngoài ảnh hưởng tới vùng Đông Bắc Á về mặt thương mại, việc kiểm soát vùng Biển Đông còn tạo ảnh hưởng và sức ép tới các nước trong ASEAN, tạo ra vùng cấm bay và hải phận cấm hoạt động (aerial and sea denial zone) trong đó các lực lượng đối phương không được sử dụng không phận và hải phận trong những khoảng thời gian nhất định7. Ngoài ra, sở hữu các đảo lớn trong nhóm đảo cũng có lợi về mặt quân sự. Thí dụ Đài Loan nắm giữ đảo Ba Bình – là một đảo lớn và có cả chỗ dùng để neo đậu tàu ngầm. Nhật Bản đã nhìn thấy lợi thế này và họ đã sử dụng Ba Bình trong thế chiến thứ II.

    Tóm lại, lợi ích của việc kiểm soát Trường Sa nằm ở việc mở rộng biên giới lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế. Điều này trở nên quan trọng hơn khi dưới lòng Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ lớn. Ngoài ra còn có các lợi ích về mặt địa chính trị khác, tuy nhiên có lẽ nó không có nhiều ý nghĩa lắm đối với nước kiểm soát Trường Sa trừ khi họ có lực lượng quân sự mạnh có khả năng hoạt động linh hoạt và rộng khắp trên biển.

    B . Diễn biến tranh chấp :
    1. Trước năm 1975 :
    Tóm tắt các giai đoạn hình thành chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa
    • Năm 1884: Hiệp ước Huế áp đặt chế độ thuộc địa.
    • 9-6-1885: Hiệp ước Pháp – Thanh Thiên Tân là một hiệp ước hữu nghị, chấm dứt xung đột giữa Pháp và Trung Hoa.
    • 26-6-1887: Hiệp ước Pháp – Thanh ấn định biên giới giữa Bắc Việt Nam và Trung Hoa.
    • 1895 – 1896: Vụ La Bellona và Imeji Maru.
    Có hai chiếc tàu La Bellona và Imeji Maru bị đắm gần Hoàng Sa, một chiếc bị đắm năm 1895, và chiếc kia bị đắm năm 1896. Những người đánh cá ở Hải Nam bèn thu lượm đồng từ hai chiếc tàu bị đắm. Các công ty bảo hiểm của hai chiếc tàu này phản đối chính quyền Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam.
    • Năm 1899: Toàn quyền Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành vì tài chính bị thiếu
    • Năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng ra lệnh thám thính quần đảo Hoàng Sa.
    • Năm 1920: Mitsui Busan Kaisha xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
    • Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
    • 30-3-1921: Tổng đốc Lưỡng Quảng sáp nhập Hoàng Sa với Hải Nam. Pháp không phản đối.
    • Bắt đầu từ năm 1925: Tiến hành những thí nghiệm khoa học trên đảo do Dr. Krempt, Giám đốc Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức.
    • 8-3-1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
    • Năm 1927: Tàu De Lanessan viếng thăm quần đảo Trường Sa.
    • Năm 1930: Ba tàu Pháp: La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale chiếm quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
    • Năm 1931: Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Pháp phản đối.
    • Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
    • Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
    • Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa.
    • Năm 1946: Nhật bại trận phải rút lui. Pháp trở lại Pattle (An Vĩnh) nhưng vì chiến cuộc ở Việt Nam nên phải rút.
    • Năm 1947: Quân của Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Woody (đảo Phú Lâm) của quần đảo Hoàng Sa. Pháp phản đối và gửi quân Pháp - Việt trở lại đảo. Hai bên đàm phán tại Paris. Pháp đề nghị đưa ra Trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
    • Năm 1950: Quân của Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Woody.
    • Năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco, Nhật tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo, Đại diện chính phủ Bảo Đại là Thủ tướng Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo mà không có nước nào lên tiếng phản đối.
    3. Sau thời Pháp thuộc
    • Năm 1956: Quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương. Đội canh của Pháp trên đảo Pattle được thay thế bởi đội canh của Việt Nam.
    Trung Quốc cho quân chiếm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, tức nhóm Amphitrite (Nhóm Đông). Trong khi phía Tây, nhóm Crescent (Lưỡi Liềm), vẫn do quân Việt Nam đóng trên đảo Pattle nắm giữ.
    • 1-6-1956: Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo.
    • 22-8-1956: Một đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng hoà cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá.
    • Năm 1961: Việt Nam Cộng hoà sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Quảng Nam.
    • Năm 1973: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy.

    2. Từ sau năm 1975 :
    Ngày 19 và 20-1-1974, Trung Quốc cho quân tiến công chiếm quần đảo Hoàng Sa do quân Việt Nam Cộng Hoà đồn trú. Sự kiện này càng cho thấy tầm quan trọng của những mảnh đất xa xôi trên biển Đông. Bộ Tổng Tư lệnh tối cao của ta đã nhìn rõ vấn đề : cần nhanh chóng tổ chức giải phóng ngay Trường Sa, nếu để chậm, rất có thể quân đội nước ngoài sẽ xâm chiếm trước.4 giờ ngày 11-4-1975, theo mệnh lệnh của Phó tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái, các tàu chở quân T673, T674, T675 ngụy trang giả dạng tàu đánh cá xuất phát từ quân cảng Đà Nẵng khi trời chưa sáng, bắt đầu cuộc hành quân trên biển.
    Trên Trường Sa lúc này quân địch giữ 5 đảo : Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa. Mỗi đảo là một trận địa phòng ngự có lô cốt bằng bao cát, có từ 20 đến 100 quân, được trang bị súng cối 81mm, ĐKZ và các loại súng bộ binh. Ngoài ra chúng còn dùng 1-2 tàu nhỏ cơ động bảo vệ các đảo .
    Đêm 13-4-1975, các tàu ta tiếp cận Song Tử Tây. Tàu T673 thả neo cách đảo 500m, các tàu T674, T675 án ngữ phía bắc và phía nam đảo sẵn sàng chi viện cho lực lượng tấn công. 0 giờ ngày 14-4, quân ta tổ chức thành 3 nhóm, mỗi nhóm đi trên 3 xuồng cao su, 1 xuồng chở các khẩu đội cối và ĐKZ, 2 xuồng chở quân đổ bộ. 1 giờ, tàu T673 tiến sát đảo, chuẩn bị chiến đấu. 2 giờ, quân đổ bộ bám được vào đảo và tiếp cận các mục tiêu trên đó. Đúng 4 giờ 30 ngày 14-4-1975, quân ta đồng loạt nổ súng, sau nửa giờ ta đã diệt và bắt toàn bộ địch, nhanh chóng kéo lá cờ Tổ quốc lên cột cờ trên đảo. Chiếm được đảo quân ta tổ chức phòng ngự. Cũng bằng lối đánh trên, ngày 25-4 ta chiếm đảo Sơn Ca, ngày 27-4 đảo Nam Yết, ngày 28-4 đảo Sinh Tôn và ngày 29-4 đảo Trường Sa, hoàn thành nhiệm vụ sau nửa tháng với những cố gắng lớn nhất.
    Năm 1978 , quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên xấu đi khi Việt Nam dựa hoàn toàn vào Liên Xô, và đó là một trong nhiều nguyên nhân Trung Quốc tiếp tục tấn công Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau :
    - Từ ngày 17/2/ — 26/3/1979, Trung Cộng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam khiến cho hàng chục ngàn người Việt Nam bị thương vong. Sau khi triệt thoái, Trung Cộng đã nới rộng biên giới ở những cao điểm chiến lược và một số khu vực có giá trị chiến thuật cao mặt khác lại tiếp tục ủng hộ Khơ-me đỏ tấn công vào miền Nam Việt Nam .
    - Diễn đàn ARF kiềm chế Trung Quốc tấn công vào Trường Sa bằng các biện pháp ngoại giao phòng ngừa và đón đầu chặn đứng xung đột .
    - Ngày 13/3/1988: 7 chiến hạm Trung Cộng đã bất ngờ tấn công hai chiến hạm CSVN tại vùng đảo Gạc-Ma, bắn giết tàn nhẫn 64 thuỷ thủ Việt Nam và bắt cóc 9 người.
    Năm 1988: Lần đầu tiên Trung Quốc gửi quân tới quần đảo Trường Sa. Quân của Trung Quốc đụng độ với Hải quân Việt Nam. Trên 70 người lính Việt Nam bị mất tích. Trung Quốc đã chặn không cho tàu mang cờ Chữ Thập Đỏ ra cứu quân Việt Nam.
    • Năm 1989: Trung Quốc chiếm thêm một đảo.
    • Năm 1990: Trung Quốc đề nghị khai thác chung quần đảo Trường Sa.
    • Năm 1992: Trung Quốc chiếm thêm một số đảo nữa.
    • Năm 1994: Đụng độ giữa Việt Nam và một chiếc tàu Trung Quốc nghiên cứu cho Công ty Crestone.
    - Từ năm 1992 – 1994 : Trung Quốc và ASEAN ký kết nguyên tắc ứng xử tại biển Đông , thế nhưng vẫn không kiềm chân được Trung Quốc
    - Ngày 30/12/1999, Trung Cộng áp lực Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chánh thức ký kết “Hiệp ước về Biên Giới Đường Bộ” để sang nhượng lãnh thổ Việt Nam cho Trung Cộng. Qua Hiệp ước này, theo một bản nghiên cứu thì một vùng lãnh thổ từ 720 - 900 km2 của Việt Nam đã lọt vào tay Trung Cộng.
    - Ngày 25/12/2000, Trung Cộng áp lực CSVN chánh thức ký kết “Hiệp Ước Phân Định Vịnh Bắc Bộ” để sang nhượng lãnh hải Việt Nam cho Trung Cộng. Qua Hiệp ước này Việt Nam chính thức mất thêm khoảng 9% lãnh hải, tương đương 11,000 Km2.
    - Sáng ngày 8-1-2005, hai tàu Việt Nam đang đánh cá ngoài khơi thì bị một số tàu Trung Cộng nổ súng tấn công dã man. Một chiếc chạy thoát về bờ biển Việt Nam với trên 400 vết đạn và một ngư phủ bị bắn chết. Chiếc tàu kia chịu số phận bi đát hơn: 8 ngư phủ bị bắn chết tại chỗ, 8 người khác bị thương và bị bắt đem về Trung Quốc.
    - Ngày 9/7/2007: Hải quân Trung Cộng bắn vào một số tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động gần lãnh hải quần đảo Trường sa, gây thương vong cho một số ngư dân.
    - Ngày 10/8/2007: Trung Cộng đã quyết định sẽ mở tour du lịch ở hai vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa, một hình thức công khai chiếm dụng lãnh thổ Việt Nam.
    - Vào ngày 2/12/2007, sau một chuỗi dài lấn áp thô bạo, nhà cầm quyền Trung Cộng đã hợp thức hoá sự xâm lăng bằng một quyết định hành chính, công bố thành lập huyện Tam Sa, bao gồm luôn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Tóm lại, chỉ tính từ năm 1975 đến nay, chúng ta mất hàng ngàn cây số vuông đất, và hơn chục ngàn cây số vuông biển, và hơn 100 mạng người bởi sự bành trướng của Bắc phương. Đó là chưa kể con số hàng chục ngàn người bị thương vong trong cuộc tấn công quân sự năm 1979.
    Theo một thống kê tìm thấy được thì vào thời điểm tháng 4/1975, có 102 đảo nhỏ thuộc Trường Sa & Hoàng Sa do VNCH quản lý. Năm 1988, số còn lại 90 đảo. Năm 2007 Việt Nam chỉ còn 21 đảo còn lại thuộc chủ quyền. Các đảo còn lại đang có khuynh hướng bị Trung Cộng chiếm dần.

    C. Tình hình hiện nay :
    Báo Hong Kong, tờ South China Morning Post hôm 19.12.2007 đăng tin rằng quan chức Hải Nam đã bác bỏ chuyện có việc lập Tam Sa trong nghị trình công việc của họ.
    Bài của tác giả Kristine Kwok mang tựa đề "Kế hoạch quy hoạch các hải đảo thành thành phố đã bị bác bỏ” nói “cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc với Việt Nam về các quần đảo tranh chấp nay có diễn biến mới”.
    Vẫn theo nguồn tin này, chính quyền địa phương nói họ không có kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Quan chức chính quyền Văn Xương, tỉnh Hải Nam nói họ chỉ quản lý Tam Á (Sanya), chứ không phải Tam Sa. Vẫn theo tờ báo Hong Kong này, một quan chức khác ở Hải Nam nói họ không nhận được văn bản chính thức gì từ chính quyền trung ương để quy hoạch khu vực nói trên thành một thành phố.
    Trên thực tế, vẫn theo nhà báo Kristine Kwok, tin về chuyện Bắc Kinh thông qua kế hoạch lập thành phố Tam Sa để quản lý Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc đầu tiên được truyền thông Việt Nam đăng, sau đó được báo chí tiếng Việt ở hải ngoại tiếp tục đưa.
    Trái lại, theo nhà báo này, chưa hề có truyền thông chính ngạch của Trung Quốc đưa tin về chuyện này dù đề tài lập thành phố Tam Sa được bàn thảo rộng rãi trên các chat room và blogs ở Trung Quốc.
    Với người Trung Quốc, nhìn chung quyết định như thế đáng ra phải là một “niềm tự hào dân tộc to lớn”.
    Nhưng theo South China Morning Post, chỉ có trang web http://www.voc.com.cn có liên hệ với tờ Nhật báo Hồ Nam là nói rằng thành phố Tam Sa sẽ quản lý một diện tích bằng ¼ nước Trung Quốc.
    Không hề có chuyện đó, chúng tôi chỉ có Tam Á, không có Tam Sa
    Một quan chức thành phố Văn Xương
    Cũng trang web này nói chính quyền Văn Xương cam kết trong một cuộc họp Đảng rằng họ sẽ nỗ lực vận động cho kế hoạch của Quốc vụ viện Trung Quốc để thay đổi quy chế các quần đảo.
    Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 18.12 đã không trả lời rõ rằng về chuyện có một kế hoạch như vậy. Người phát ngôn Tần Cương khi được hỏi chỉ nói rằng việc Trung Quốc có các hoạt động trong lãnh thổ của mình là bình thường.
    Nguồn tin trong giới nhà báo tại Hà Nội hôm 20.12 thì nói với BBC rằng chuyện Trung Quốc không tiến hành lập Tam Sa là đã rõ ràng và "do sức ép dư luận Việt Nam".
    Báo Hong Hong cũng ghi nhận các cuộc tuần hành hôm Chủ Nhật 16.12 tại Hà Nội và TPHCM đã thu hút hàng trăm người và diễn ra theo kiểu cách của lần biểu tình một tuần trước đó.
    Tờ báo cũng trích lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh nói rằng vấn đề biên giới vẫn còn là “vết sẹo” trong quan hệ Trung-Việt.
    Tuy nhiên theo bài báo, ông Anthony Wong Dong, Chủ tịch Hội Quân sự Quốc tế tại Macau cho rằng đề tài cấp bách hơn các vết thương của quá khứ là “quyền khai thác nguồn năng lượng trong vùng tranh chấp”.
    1. Tại Sao Trung Quốc không chủ trương dùng vũ lực để tấn công :
    Từ sau 1989 Trung Quốc đã hoà giải được với Nga (cựu Liên Bang Xô Viết) nên không còn phải lo ngại mối nguy từ phương Bắc để dồn mọi sức lực nổ lực bành trướng ra biển Đông. Chiến lược này gồm hai phần : mềm dẻo với những quốc gia hùng mạnh và cứng rắn với các quốc gia yếu kém. Ước muốn sau cùng của Trung Quốc vẫn là làm chủ cho bằng được những vùng tranh chấp.

    Đối với Nhật, Bắc Kinh chủ trương mềm dẻo, nghĩa là bằng đường lối hoà bình qua thương lượng. Trong cuộc hiệp thương giữa hai chính phủ Nhật-Trung lần thứ 4 tổ chức trong hai ngày 6 và 7-3-2006 vừa qua, Nhật đề nghị hợp tác Trung Quốc trong việc khai thác mỏ dầu và khí đốt ở hai điểm: Dực Thuẫn (tên Trung Quốc là Long Tỉnh) ở thềm lục địa Nhật-Hàn và một ở Bắc đảo Tiên Cát (Lưu Câu) cạnh vùng kinh tế đặc quyền của Nhật. Nhưng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này và tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Nhật trong lãnh hải của Nhật, cụ thể là khai thác mỏ dầu ở đảo Tiên Các (Senkaku) của Nhật.

    Nguyên tắc bành trướng lãnh hải của Trung Quốc rất giản dị : cứ chiếm đóng và khai thác trước những hải đảo hay vùng biển đang có tranh chấp ở Đông Hải, đặt các nước láng giềng trước sự đã rồi, để sau đó thương lượng chủ quyền trong thế mạnh. Đó là những trường hợp đã xảy ra trên các quần đảo Hoàng và Trường Sa của Việt Nam và Philippines trong những năm 1982-1988, trong vịnh Bắc Bộ năm 1990 và trong Hoàng Hải ở bán đảo Triều Tiên. Trong các vùng biển này, các tàu dò tìm dầu khí của Trung Quốc viện cớ thăm dò hải dương đã khoan hơn 100 lỗ.

    Đầu thế kỷ 21, Trung Quốc xây dựng gần một trăm đài quan sát hải dương học trên Thái Bình Dương cạnh lãnh hải Nhật Bản và Đài Loan. Trong tháng 10-2001, các tàu tình báo của hải quân Trung Quốc đã đi vòng quanh các đảo Honshu và Shikoku của Nhật, sau đó đi quanh qua đảo Ogasavara cùng một hành tuyến với quần đảo Guam của Mỹ. Cuối tháng 2-2004 các tàu tình báo Trung Quốc mở liên tiếp nhiều cuộc điều tra hải dương học đến cạnh quần đảo Okinawa và đảo Nakanoshima ở phía Đông Nam của Nhật. Hiện nay Trung Quốc đã hoàn thành điều tra tuyến đường từ quần đảo số 1 (từ Đông Nhật Bản đến Đông Đài Loan) và đang bắt đầu điều tra tuyến đường từ quần đảo 2 (từ đảo Ogasawara, Iwojima đến quần đảo Guam phía Nam cho đến tận 4 đảo phía Bắc Hokkaido của Nhật do Nga chiếm giữ). Mục đích của những điều tra này nhằm giúp hải quân Trung Quốc vẽ lại bản đồ dưới lòng biển để tàu ngầm Trung Quốc di chuyển và tấn công khi cần. Trong cuộc đấu trí này, Trung Quốc đã lôi kéo được Bắc Triều Tiên về phía mình và nhờ nước này làm áp lực trên ba nước Đông Á và Mỹ để thăm dò phản ứng.
    2. Hành động hiện nay của Trung Quốc
    Thật khó lòng biết có phải Trung Quốc chỉ nhằm vào dầu lửa ở biển Đông không? Có thể chỉ là một thứ “posturing” trong bàn cờ khu vực và thế giới. Nhưng chính sách của Trung Quốc về biển Đông là rõ ràng. Họ đã tuyên bố nhiều lần, vẽ trên bản đồ của họ và được Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết là biển Đông thuộc về họ. Trung Quốc ký tham gia Luật Biển Liên Hợp Quốc năm 1996, nhưng lại xác định thêm trong bản ký kết về toàn vẹn chủ quyền trên các đảo và quần đảo theo luật của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc không được coi là một quốc gia quần đảo. Ngoài ra, họ cũng tuyên bố nhiều lần là không đàm phán đa phương về việc này mà chỉ đàm phán song phương về khai thác kinh tế để hai bên cùng có lợi. Tuyên bố trên đi ngược với Luật Biển Liên Hợp Quốc và chính sách song phương này đi ngược với tuyên bố chủ quyền biển Đông. Đã là thuộc về mình thì tại sao phải đàm phán chia quyền lợi kinh tế trừ khi là trên cơ sở góp vốn làm ăn.
    Với con bài chính sách song phương họ đã kiếm cách chia rẽ các nước ASEAN, ký kết riêng với Phi Luật Tân về khai thác biển. Không hiểu rõ nội dung hiệp ước song phương giữa Phi và Trung Quốc như thế nào nhưng có thể chỉ là hình thức góp vốn làm ăn như Việt Nam cho phép một công ty nước ngoài góp vốn đầu tư vào hoạt động kinh tế trong lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc vừa đe doạ vừa muốn dụ khị các nước khu vực theo họ. Chiến lược dài lâu và tối đa của Trung Quốc là kiểm soát biển Đông, nếu không được thì là siêu cường đòi hỏi Mỹ chia quyền lợi. Ngoại giao Trung Quốc hiện nay đã từ bỏ con đường than vãn về quá khứ bị Nhật và cường quốc Tây phương xâu xé để đòi quyền lợi trong đó có việc muốn trở thành lãnh đạo để bảo vệ quyền lợi các nước thứ ba. Chính sách ngoại giao đã chuyển sang xác định Trung Quốc là một cường quốc và đòi hỏi quyền lợi của một cường quốc. Cùng với định dạng tư thế dài lâu như thế, Trung Quốc chỉ đến gần đây mới chấp nhận tham dự các hiệp ước giảm trừ vũ khí nguyên tử và nhất là viêc thương thảo hiệp ước đa phương về chấm dứt thử vũ khí nguyên tử Comprehesive Test Ban Treaty (CTBT) để có thì giờ phát triển vũ khí hạt nhân. Trước đây họ chỉ tuyên bố không phải là người dùng vũ khí nguyên tử để tấn công, vì cho rằng các hiệp ước này là nhằm ngăn cản Trung Quốc trở thành cường quốc nguyên tử. Trong thời gian chờ đợi, Trung Quốc tiếp tục thử vũ khí nguyên tử 6 lần vào những năm 1993, 1994, 1995, 1996 và 1996. Trung Quốc cũng đã sắp đặt 20 hoả tiễn đường xa có đầu đạn nguyên tử nhắm vào các địa điểm ở nội địa nước Mỹ và có kế hoạch nâng lên con số 75-100 đầu đạn nguyên tử vào năm 2015. So với tổng số 1.700-2.200 hoả tiễn của Mỹ và Nga thì con số của Trung Quốc là đáng kể. Hiện nay Trung Quốc đã là thành viên Hiệp định giảm trừ vũ khí nguyên tử chỉ sau khi thử thành công để trở thành cường quốc nguyên tử đáng sợ.
    Tất nhiên Trung Quốc sẽ phải kìm hãm ít nhất là trong giai đoạn hiện nay các hành động phiêu lưu về Đài Loan và biển Đông, tham dự các hội nghị bàn về hạn chế vũ khí nguyên tử (chứ không đứng ngoài như trước) nhưng mặt khác Trung Quốc vẫn tiếp tục con đường họ đi, họ vẫn xác định biển Đông là của họ, vẫn tìm cách áp lực các nước ASEAN nghiêng về họ. Áp lực của họ đến đâu còn tùy thuộc phản ứng của Mỹ. Trung Quốc đang tăng cường xây dựng và bành trướng các hoạt động tầu ngầm trên biển Đông và có thể là đang trong quá trình xây dựng hàng không mẫu hạm. Lúc trước đây Trung Quốc đã mua lại hàng không mẫu hạm bị thải hồi của Ukraine, và họ cho rằng đó là công ty tư nhân của Trung Quốc mua sắt vụn, nhưng có thể cũng không ra ngoài việc tìm kiếm kinh nghiệm xây dựng vũ khí mới. Các chuyên gia Mỹ cho rằng để nối dài cánh tay kiểm soát biển Đông Trung Quốc cần ba hàng không mẫu hạm và có thể làm xong vào năm 2020. Có thể nói, Mỹ sẽ không chấp nhận sự kiểm soát biển Đông của Trung Quốc nhưng sẽ chấp nhận Trung Quốc là cường quốc khu vực với quyền lợi nhất định, vì đó cũng là cách ngăn ngừa Trung Quốc. Mỹ đã tuyên bố rõ ràng là không để Trung Quốc kiểm soát quyền đi lại trên hải phận quốc tế ở biển Đông. Tất nhiên như vậy Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách tằm thực (tằm ăn dần) chiếm dần các đảo trên biển Đông đặc biệt là thuộc chủ quyền một nước không phải là đồng minh của Mỹ. Mỹ sẽ tiếp tục chính sách đứng ngoài tranh chấp giữa các nước trong khu vực về biển Đông và khả năng rất lớn là Mỹ sẽ đứng ngoài vòng nếu có cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biển Đông. Hiện nay, Tổng thống Bush theo tin báo chí là trong nhiệm kỳ 2 có khả năng chấp nhận Luật Biển Liên Hợp Quốc mà Reagan đã không chịu ký trước đây, với lý do là vùng biển nằm ngoài hải phận thuộc về bất cứ ai có khả năng khai thác. Giới quân sự Mỹ cho rằng luật biển là bước tiến nhằm quản lý các tranh chấp về biển. Luật biển chấp nhận chủ quyền quốc gia 12 hải lý từ bờ, chủ quyền khai thác kinh tế 200 hải lý và những tình huống phức tạp về chia địa giới khi các nước có biên giới biển hoặc chủ quyền đảo .
    3. Biện pháp hữu hiệu của Việt Nam để chống lại tình trạng này
    Quy luật sinh tồn xưa nay vẫn thế, kẻ lớn hiếp đáp kẻ nhỏ, mạnh hiếp yếu. Trong mối quan hệ bang giao từ hàng ngàn năm nay giữa Việt Nam và Trung Hoa cũng vậy. Trung Quốc vẫn luôn coi Việt Nam là một tiểu quốc và sẵn sàng xâm chiếm vì lợi ích của chính người Trung Quốc.Biết được khả năng cũng như tiềm lực của mình, cũng như tính hoà hiếu của dân tộc Việt Nam. Giai cấp lãnh đạo dân tộc Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam các thời kỳ luôn giữ cố giữ mối bang giao thân thiện giữa hai nước. Thời phong kiến các thiên tử của chúng ta, cũng là cùng con trời , nhưng chấp nhận xưng thần, chấp nhận cống nạp để tránh những cuộc chiến tranh, những sự đổ máu, mất mát không cần thiết.

    Ngày nay cũng vậy, trên đất liền cũng như trên Biển, giới cầm quyền của Trung Quốc cũng luôn nhăm nhe lấy những gì mà chúng ta không thể giữ, những gì gọi là béo bở khi có cơ hội. Đơn cử Trung Quốc đã chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa ngay trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc tháng Tư 1975.Trên đất liền cũng xảy ra tranh chấp dai dẳng cho đến lúc ký hiệp định phân định biên giới Việt Trung năm 2000. Một hiệp định mà theo nhìn nhận, quan sát đánh giá của nhiều người thì Việt Nam đã phải nhân nhượng rất nhiều.Trên vùng biển Đông trong những năm qua đã xảy ra nhiều cuộc tập trận trên vùng tranh chấp của hải quân Trung Quốc, Đài Loan.....

    Trong những năm qua phản ứng trước những động thái của các nước trên hải phận Biển Đông , phát ngôn duy nhất và thường thấy của Việt Nam là “"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

    "Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên."

    Mỗi quốc gia, hoạt động, có những động thái và hành động làm thu lợi nhiều nhất cho quốc gia, đất nước của mình trong các quốc sách. Việt Nam chúng ta cũng vậy, chúng ta biết được vị thế của mình và có những hành động phù hợp nhất. Tuy nhiên, như lời cụ Hồ từng nói “Dĩ bất biến ứng vạn biến” và ” Không có gì quý hơn độc lập tự do” . Xưa và nay Chúng ta có thể nhân nhượng, chúng ta có thể cống nạp hàng hóa, sản vật… Nhưng có một điều không thể đó là chúng ta không thể để mất đất, mất nước, mất quyền độc lập và tự do của mình, dù xưa hay nay cũng vậy mà thôi.
    Có lẽ, Việt Nam nên tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế xét xử thì Việt Nam mới có cơ hội dành phần thắng vì xét cho cùng thì Việt Nam vẫn là một nước bé,so sánh về mọi nguồn lực thì Việt Nam không thể bì lại với Trung Quốc do vậy ta không thể tiến hành đấu tranh vũ trang mà phải thực hiện bằng chiến lược ngoại giao vừa mềm dẻo vừa cứng rắn.Trong đó,công trình nghiên cứu của Nguyễn Nhã có thể gọi là luận cứ chặt chẽ nhất , có giá trị nhất về việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại 2 khu vực này .
    DLuận cứ chứng minh việc sở hữu Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam
    1. Phản bác các luận điểm từ Trung Quốc :
    Trung Quốc đã khẳng định rằng mình đã khám phá ra hai quần đảo tranh chấp từ đời nhà Hán, năm 206 trước Công nguyên. Tuy nhiên, có tác giả Trung Hoa lại xác định là những tài liệu sớm nhất ghi chép sinh hoạt của người Trung Hoa trên những đảo này, thuộc đời nhà Tống (thế kỷ XIII).
    Trung Quốc đã viện dẫn nhiều đoạn trích từ sách sử địa của mình. Nhưng thực tế cho thấy các đoạn do Trung Quốc đưa ra, chỉ tả hai quần đảo như những gì nằm trong lộ trình đi ngang Biển Đông mà thôi. Ngoài ra, các đoạn được viện dẫn trước thế kỷ XIII cũng không nói đến đảo nào, mà chỉ nói đến biển Nam Hải. Những đoạn sách viết từ thế kỷ XIII mới bắt đầu nêu tên đảo, nhưng không có đoạn nào nói tới Xisha và Nansha. Nhiều điểm từ những đoạn được nêu ra, còn cho thấy rõ ràng Wanlishitang (Vạn Lý Thạch Sành) mà Trung Quốc nói là Nansha thực tế không phải là Nansha mà là đảo khác.

    a) Sách sử trước thế kỷ XIII

    • Quyển Dị vật chí thời Hán (Yi Wu Zhi), viết như sau:

    “Có những đảo nhỏ, cồn cát, đá ngầm, và băng cát tại Nam Hải, nơi đó nước cạn và đầy đá nam châm…”. Những câu tả này rất mơ hồ, chỉ viết “có những đảo nhỏ”, mà không nói rõ đảo nào.

    • Quyển Zuo Zhuan viết từ thời Xuân Thu, ghi như sau:

    “Triều đại vẻ vang của nhà Chu trấn an dân man di để viễn chinh vùng Nam Hải (đảo) để làm sở hữu của Trung Hoa…”

    Chữ “đảo” là do tác giả Jian-Ming Shen thêm vào trong dấu ngoặc để ám chỉ rằng “Nam Hải” có nghĩa là “những đảo ở vùng Nam Hải”. Bản văn bằng tiếng Trung Hoa chỉ ghi “Nam Hải” chứ không phải “NamHaidao”.

    b) Sách sử từ thế kỷ XIII

    • Quyển Chư Phiên Chí (thế kỷ XIII) có ghi rằng: “Phía Đông Hải Nam là Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường, và ngoài nữa là đại dương vô tận…”

    • Quyển Hải Lục (On the Sea), tác giả Hoàng Chung, xuất bản đời Minh, ghi rằng: “Vạn Lý Trường Sa nằm ở Đông Nam của Vạn Lý Thạch Đường…”.

    • Ngay cả những tài liệu sử thế kỷ XIX của Trung Hoa, đồng thời với sự chiếm hữu và hành xử chủ quyền của các vua nhà Nguyễn tại Việt Nam, cũng chỉ tả những đảo này như những gì tình cờ thấy, nằm trên lộ trình xuyên Biển Đông của các thuyền Trung Hoa. Hơn thế nữa, có tài liệu còn mặc nhiên công nhận sự liên hệ của các quần đảo đối với Việt Nam, nếu không muốn nói rằng nó công nhận những quần đảo này là biên phòng của An Nam. Thí dụ quyển Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) viết:

    “Lộ trình phía ngoài được nối liền với lộ trình phía trong bởi Vạn Lý Trường Sa nằm giữa biển. Chiều dài của quần đảo khoảng vài chục ngàn dặm. Nó là bức màn phòng thủ phía ngoài của An Nam”.

    Từ đó, ta có những nhận xét sau đây về những chứng cớ lịch sử về quyền khám phá của Trung Quốc:

    Không có một quyển sách sử nào nói đến hai cái tên Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa), và không có một quyển sách nào nói đến chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này.[37] Những sách sử địa của Trung Quốc nhắc đến rất nhiều tên, nào là Qianli Chang sha, Wanlishitang, Quianlishitang, Jiuruluozhou, Qizhouyang, Zizhousan. Và bây giờ Trung Quốc nói rằng tất cả những tên đó đều ám chỉ Xisha và Nansha. Vì vậy, muốn xét đến những chứng cớ lịch sử này, thiết tưởng cần phải có những chuyên viên để nghiên cứu tại chỗ và khẳng định các tên này có đúng là Xisha và Nansha mà Trung Quốc nói tới hay không.

    * Hành xử chủ quyền

    Những dữ kiện mà Trung Quốc và các tác giả Trung Hoa đưa ra để chứng minh mình hành xử chủ quyền trên hai quần đảo gồm có: những cuộc thanh tra, những cuộc viễn chinh, và những di vật đào bới được từ các đảo.
    Thanh tra và viễn chinh.
    Phần lớn những bài viết về thanh tra và viễn chinh là sự khẳng định nhưng không có đoạn sử nào được viện dẫn để chứng minh điều này.

    *Trước nhà Nguyên

    Đoạn sau đây được trích, không phải từ sách sử nào cả, mà từ kết luận của một viên chức chính quyền Trung Quốc, giáo sư Wang Hengjie thuộc Trung tâm chuyên về các sắc tộc thiểu số, vào năm 1991, dựa trên những di tích được đào bới trên đảo Xisha để kết luận rằng nhà Chu đã có những cuộc viễn chinh trên quần đảo này:

    “Chính quyền nhà Chu thuộc thời Xuân Thu không những chinh phục những “dân man rợ” ở phía Nam, mà cũng tổ chức những cuộc viễn chinh trên những đảo của biển Nam Hải để chiếm làm đất Trung Hoa…”.

    Đây chỉ là một kết luận của một viên chức nhà nước vào năm 1991, chứ không phải từ sách sử khách quan. Nếu đã có những cuộc viễn chinh, và những hoạt động khác thì tại sao lại không được ghi trong sách sử của Trung Hoa – tương đương với những ghi chú trong sách sử của Việt Nam? Trung Hoa vẫn tự hào là xứ văn minh và các dân tộc khác là “man di” mà tại sao không biết ghi những hoạt động của nhà nước vào sách sử của mình, nếu những hoạt động đó có thực?

    Tác giả Shen viết rằng trong quyển Hậu Hán thư có ghi: Chen Mao được bổ nhiệm làm quan Thái thú ở tỉnh Giao Chỉ (Jiaozchi) đã có những cuộc tuần tiễu và “thám thính trên (các đảo của) biển Nam Hải”. Và ông ta đã ghi trong dấu ngoặc chữ viết bằng tiếng Trung là “xing bu Zhanghai”.

    Đoạn này cho thấy không có chỗ nào nói đến Xisha và Nansha cả. Hơn nữa, chữ “đảo” là do tác giả thêm vào trong dấu ngoặc, chứ bản viết tiếng Trung mà ông ta chêm trong ngoặc kép (xing bu Zhanghai) không có chữ “đảo”, mà chỉ là thám thính Zhanghai, tức là Nam Hải, mà thôi.

    Tác giả Shen cũng viết rằng quyển Nam châu dị vật chí (Nanzhou Yiwu Zhi) kể những thuỷ thủ nhà Hán đi viễn chinh từ bán đảo Malaixia trở về Trung Hoa. Rồi ông trích câu trong Nam châu dị vật chí: “đi thuyền về phía Đông Bắc, người ta gặp rất nhiều đảo nhỏ, đá ngầm, bãi cát ngầm, trở nên rõ rệt tại biển Nam Hải, nơi đây nước cạn và có nhiều đá nam châm”. Như vậy, trong Nam Châu dị vật chí không có chỗ nào nói đến viễn chinh trên đảo Xisha và Nansha, hoặc tuần hành quanh đảo này, mà chỉ nói chung chung là họ đi thuyền qua Biển Đông mà thôi, hoặc viễn chinh tại các vùng như Malaxia, Bornéo.

    Chỗ khác, tác giả Shen viết là chính quyền địa phương dưới triều đại nhà Tấn đã hành xử chủ quyền trên đảo Xisha và Nansha bằng cách gửi tàu đi tuần tiễu trên vùng biển quanh đó. Để chứng minh điều này, tác giả viện dẫn quyển Quảng Đông tổng chí (General Record of Quangdong) do Hao Yu-lin viết, có ghi là quan phụ trách những vấn đề biển Nam Hải thời đó, có đi tuần tiễu và thám thính tại biển Nam Hải (xing bu ru hai).Ở đây cũng như trên, tác giả Shen không trích thẳng đoạn nào trong quyển Quảng Đông tổng chí ghi lại sự kiện trên, nên chúng ta không biết chính thức đoạn đó viết như thế nào.

    Chỉ 4 chữ tiếng Trung được ghi trong dấu ngoặc là “xing bu ru hai”. Nếu đây là nguyên văn trong sách sử, thì nó chỉ nói đến thám thính trên biển Nam Hải (nếu thật tình là biển Nam Hải, vì chúng ta không biết đây có phải là biển Nam Hải không hay là biển khác).

    Dù sự kiện đi tuần tiễu thám thính có thật đi chăng nữa thì nó chỉ tổng quát tại biển mà Trung Quốc nói là biển Nam Hải, chứ không nói là tuần tiễu quanh hai đảo Xisha và Nansha. Mà nếu sự thật là biển Nam Hải, thì nó rộng mênh mông làm sao mà biết được họ có tuần tiễu quanh hai quần đảo Xisha và Nansha hay không. Và nếu có, có phải là tuần tiễu để thanh tra đảo với tư cách là chủ của đảo hay chỉ là tuần tiễu vùng biển nói chung? Nguyên văn quyển sách mà tác giả Shen nói có thực sự viết đó là những cuộc tuần tiễu hay chỉ là đi thuyền ngang qua đó mà thôi?

    Chỗ khác, tác giả Shen khẳng định là hai đảo được đặt dưới quyền quản trị của huyện Qiongzhou (là Hải Nam bây giờ), nhưng không viện dẫn chứng cớ lịch sử nào cả, mà footnote chỉ ghi là tài liệu của một cơ quan chính quyền của Trung Quốc năm 1992.[42] Vả lại, nếu Trung Hoa thời đó có sáp nhập hai quần đảo và đảo Hải Nam đi nữa, thì sự sáp nhập không cũng không đủ để tạo nên chủ quyền theo tiêu chuẩn của luật quốc tế.

    Trung Quốc cũng cho rằng những di vật tìm thấy trên các đảo chứng minh rằng dân Trung Hoa đã sống ở đó. Những di tích lịch sử đào được trên đảo Xisha như bình, đồ gốm, và các di vật khác từ những năm 420 cho đến thời nhà Thanh, cho thấy từ thế kỷ thứ V, dân Trung Hoa đã sinh sống làm ăn trên các đảo vùng biển Nam Hải.Từ đó Trung Quốc lập luận rằng vì dân Trung Quốc sinh sống ở đó, nên Trung Quốc có chủ quyền.

    Tuy nhiên, luật quốc tế không chấp nhận chủ quyền trên một lãnh thổ được thụ đắc vì có dân sống trên đảo. Trên đảo có rất nhiều loại dân sinh sống tuỳ theo mùa, kể cả dân Việt Nam chứ không phải chỉ có dân Trung Hoa và tư nhân không có quyền chiếm hữu lãnh thổ.

    * Từ thời nhà Nguyên đến nay

    Trung Quốc viện dẫn rằng Trung Quốc gửi một nhà chiêm tinh học đến đảo để tham quan và lấy kích thước đảo
    - Những cuộc viễn chinh được viện dẫn cho thời kỳ này thực ra là viễn chinh đến những vùng khác như vùng Java chứ không phải tại Xisha hoặc Nansha.

    - Đoạn được viện dẫn để chứng minh cho những cuộc tuần tiễu và viễn chinh trên đảo Xisha và Nansha, trích từ quyển Nguyên Sử (Yuan Shi) như sau:

    “… thuyền đi qua Qizhou Yang và Wanlishitang, ngang Jiaozhi (Giao Chỉ) và Zhangcheng (Quy Nhơn),… họ đổ bộ lên những đảo như Hundun Dayang, đảo Ganlan, Jialimada, và Julan, họ đóng ở đó và chặt cây để làm những thuyền nhỏ…”

    Tác giả giải thích Qizhou Yang và Wanlishitang là Xisha và Nansha, còn Jialimada là Bornéo hiện nay.Tuy nhiên, điểm này mâu thuẫn với đoạn trích trong quyển Hải Lục:

    “Vạn Lý Trường Sa nằm ở Đông Nam của Vạn Lý Thạch Đường”
    Dựa vào câu trích dẫn trên trong quyển Hải Lục, nếu chấp nhận hai cái tên này ám chỉ Nansha và Xisha, thì Vạn Lý Trường Sa phải là Nansha, còn Vạn Lý Thạch Đường phải là Xisha. Thế nhưng, quyển Nguyên Sử nói trên thì lại được diễn giải Vạn Lý Thạch Đường (Wanlishitang) tức là Nansha, và Qizhou Yang tức là Xisha. Rút cuộc người đọc không biết đâu là Nansha, đâu là Xisha nữa. Nếu ráp hai câu trích dẫn trên với câu trong quyển Chu Phan Chí đã được nêu ở đoạn trên: “Phía Đông Hải Nam là Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường”, thì Vạn Lý Thạch Đường có thể là Macclesfield Bank. Tác giả Marwyn Samuels cũng khẳng định như vậy (xem sách của Marwyn Samuels, tr. 18 và 19, Reference Note 31).

    Một điểm khác có thể chứng minh Wanlishitang thực ra là Macclesfield Bank là câu trích trên của quyển Nguyên Sử: “… thuyền đi qua Qizhou Yang và Wanlishitang, ngang Jiaozhi (Giao Chỉ) và Zhangcheng (Quy Nhơn),…”. Nếu theo thứ tự trước sau trong lộ trình thì Wanlishitang không thể là Nansha, mà là Macclesfield Bank vì thuyền không thể đi ngang Nansha trước khi đi ngang qua Giao Chỉ được. Hơn nữa, đoạn này cho thấy thuyền chỉ đi qua Quizhou Yang và Wanlishitang, chứ không có chỗ nào nói là tuần tiễu trên hai đảo Xisha và Nansha (nếu chấp nhận Qizhou Yang và Wanlishitang là Xisha và Nansha)
    Một đoạn khác được viện dẫn từ quyển Đảo Di Chí Lược (Abridged Records of Islands and Barbarians) của Wang DaYuan mà tác giả giới thiệu là một nhà hàng hải nổi tiếng thời Nguyên:

    “Gốc của Shitang bắt nguồn từ Chaozhou. Nó ngoằn ngoèo như một con rắn dài nằm trên biển, vắt ngang biển tới gần nhiều nước; nó được gọi theo lối bình dân là: Wanlishitang. Theo sự ước đoán của tôi, nó dưới 10.000 lý… Ta có thể nhận định được những nhánh của nó. Một nhánh vươn tới vùng Java, một nhánh Boni và Gulidimen, và một nhánh vươn tới phía tây của biển về phía Kunlun… Muốn an toàn thì nên tránh nó, vì đến gần rất nguy hiểm.”

    Cả đoạn này cũng thế, không thấy nói là quân của Trung Hoa đi tuần tiễu quanh đảo hoặc đi viễn chinh đổ bộ lên đảo. Ngược lại, quần đảo được tả như là một con quái vật, có phần ghê gớm và đáng sợ, đáng tránh xa là đằng khác. Nếu tả một lãnh thổ mà mình xem như sở hữu của mình thì không bao giờ văn lại xa lạ như vậy cả.
    Trung Quốc cũng lập luận rằng dưới thời Minh, thế kỷ XV, nhà thám hiểm Cheng Ho (Trịnh Hoà) đã đi xuyên Biển Đông 7 lần, và khi trở về đã đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ.
    Tuy nhiên, những chuyến đi này hoàn toàn không hề có sự chiếm hữu hai quần đảo nói trên. Những chuyến đi này không phải là viễn chinh để chiếm hữu đất mà nhằm thám hiểm biển để biết địa hải, tìm mối giao thương, và phô trương lực lượng với các quốc gia trong vùng, chư hầu của Trung Hoa
    Tác giả Samuels kết luận rằng ngay trong thời ấy các đảo vẫn không được Trung Hoa chú ý tới.

    Để kết luận cho đoạn “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc”, chúng ta có thể nói rằng những đoạn viết trước thế kỷ XIII chỉ chứng minh được việc các thuyền của Trung Hoa có đi lại trên biển Nam Hải. Những tại liệu này không nói đến một tên đảo nào trong hai quần đảo cả. Những tài liệu đầu tiên nêu tên đảo là những tài liệu cuối đời nhà Nguyên và dưới đời nhà Tống (thế kỷ XIII). Tuy nhiên những tài liệu này nêu tên Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường – không biết có phải là Xisha và Nansha hay không, nhất là Vạn Lý Thạch Đường – được tả nằm ở phía đông đảo Hải Nam, thì chắc chắn không phải là Nansha, mà có thể là Macclesfield Bank. Dù sao, những tài liệu này cũng chỉ chứng minh các thuyền của Trung Hoa có đi ngang và tình cờ thấy các đảo này trên lộ trình xuyên Biển Đông. Không có chữ nào cho thấy rằng Trung Hoa đã cho tàu đi tuần tiễu quanh các đảo đó với tư cách là chủ của đảo, để bảo vệ đảo, như là biên giới của mình. Cũng không có câu nào chứng minh rằng Trung Hoa đã tổ chức những cuộc viễn chinh trên hai quần đảo Xisha và Nansha, mà chỉ nói đến đi trấn an Giao Chỉ, viễn chinh ở Malaixia, Bornéo, Java.

    Theo luật quốc tế cổ điển thì chỉ nhìn thấy đảo không cần đổ bộ lên là được chủ quyền trên quyền khám phá. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này áp dụng cho các quốc gia phương Tây ngày xưa ra đi để khám phá, để tìm đất mới. Còn Trung Quốc chỉ đi ngang, tình cờ thấy, sau đó không hề chiếm hữu, không hề xem đảo như là của mình, để rồi mấy thế kỷ sau, khi quốc gia khác chiếm, mới cho rằng mình đã khám phá. Trường hợp như vậy cũng phải đặt câu hỏi là chỉ tình cờ trông thấy, không hề có ý định chiếm đất thì có thực sự là quyền khám phá theo nghĩa pháp lý hay không? Có thể nại quyền khám phá hay không khi thiếu yếu tố tinh thần là ý chí muốn tìm thấy đất mới và xem nó thuộc quyền sở hữu của mỉnh? Trường hợp Trung Hoa là “biết” chứ không phải khám phá.

    Đặt giả thuyết là Trung Hoa có quyền khám phá, thì quyền khám phá này mới là quyền ban đầu, quyền phôi thai (inchoate title), bởi vì sau đó Trung Hoa không hề chiếm hữu đảo, dù là chiếm hữu tượng trưng, không hề đổ bộ lên đảo, và không hề hành xử chủ quyền. Nói chung là không hề xem đảo như là của mình. Toà án quốc tế đã phán quyết nhiều lần rằng quyền khám phá phải được hoàn tất bởi sự chiếm hữu, trong một thời gian tương đối, thì mới có hiệu lực.

    Giáo sư Marwyn Samuels đã phân tích thái độ của Trung Hoa thời đó. Ông cho rằng chính sách của Trung Hoa cuối thời nhà Minh và thời nhà Thanh, không quan tâm đến vùng biển ngoài khơi mà chỉ chú tâm đến việc trấn giữ biên cương nội địa, vùng SinKiang (Tân Cương), Mông Cổ và biên giới phía bắc, nên lực lượng hải quân rất kém. Dưới thời nhà Nguyên, là thời lực lượng hải quân hùng mạnh (thế kỷ XIV), Trung Hoa cũng vẫn không quan tâm đến những đảo ngoài khơi biển Đông, và không có ý định chiếm hữu chúng. Ngược lại, các thuyền bè còn sợ chúng và tránh không dám đến gần vì sợ đá ngầm và nước cạn đã từng làm đắm bao nhiêu tàu của các nước khác. Các thuỷ thủ Trung Hoa thời đó đã có câu tục ngữ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Trên đường đi ra thì sợ Thất Châu (tức là Thất Châu Dương mà Trung Quốc bây giờ cho là Xisha), trên đường đi về thì hãi Côn Lôn.”

    Với tâm lý thời đó như vậy làm sao Trung Hoa có thể xem đảo như sở hữu chủ nhằm viễn chinh và tuần tiễu quanh đảo nhằm bảo vệ đảo được? Điều này được kiểm chứng bởi những thái độ im lặng không phản đối sự hành xử chủ quyền của Việt Nam, mặc dù Trung Hoa biết đến những hoạt động của Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải. Nó cũng được kiểm chứng bởi vụ đắm tàu La Bellona và Imeji Maru (xem mục I của bài này). Tất cả những dữ kiện trên cho thấy Trung Hoa không những không hành xử chủ quyền, không xem những quần đảo như của Trung Hoa, mà lại còn minh thị và mặc thị công nhận chủ quyền của Việt Nam.
    * . Hiệp ước 1887
    Trung Hoa ngày xưa đã viện dẫn Hiệp ước Pháp – Thanh ký năm 1887 để khẳng định rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về mình. Sau này, phát ngôn viên của Trung Quốc và các tác giả Trung Quốc đều nhiều lần dùng Hiệp ước này để khẳng định Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

    Thực sự, Hiệp ước này không phải là hiệp ước phân chia những đảo ở ngoài xa khơi (high sea) giữa toàn bộ nước Việt Nam và Trung Hoa mà chỉ ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Ngày nay, trong những cuộc đàm phán, Trung Quốc không nhắc đến Hiệp ước này nữa. Nhưng cho đến hiện tại, không ít các tác giả mà phần lớn là những tác giả Trung Hoa sống ở nước ngoài viết về vấn đề này, vẫn viện dẫn Hiệp ước 1887 như một trong những lý lẽ chính để chứng minh là hai quần đảo thuộc về Trung Quốc. Và một số các tác giả phương Tây, có lẽ vì ảnh hưởng dây chuyền, dùng những bài viết trên, nên cũng kết luận là Hiệp ước này trao cho Trung Hoa chủ quyền trên các đảo tranh chấp.[58] Vì vậy, thiết tưởng cũng nên làm sáng tỏ sự lầm lẫn này, vì ảnh hưởng dây chuyền của nó trong dư luận thế giới.

    Một số tác giả trên đã trích đoạn sau đây của Hiệp ước để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

    “Từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía đông đến phía tây bắc của Móng Cái, ngoài biên giới đã được hai phái bộ xác định, có thể coi là thuộc về Trung Quốc. Những hòn đảo nằm ở phía đông dọc đường kinh tuyến đông 105°43’ của Paris, có nghĩa là trục bắc-nam đi qua điểm phía đông của đảo Tch’a Kou hay Ouan-Chan (Trà Cổ) và làm thành đường biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Go-tho và các đảo khác nằm phía tây của đường kinh tuyến thuộc về An Nam.”

    Các tác giả trên lý luận rằng vì Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía đông kinh tuyến Paris 105°43’ nên thuộc về Trung Quốc.

    Có tác giả cho rằng phải giải thích Hiệp ước theo sát nghĩa lời văn trong Hiệp ước.Thực ra, nếu giải thích sát nghĩa, thì phải hiểu Hiệp ước 1887 là một hiệp ước phân chia biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa mà thôi, chứ không phải chia các đảo ở ngoài xa khơi (high sea, haute mer), không thuộc vùng biển của miền Bắc Việt Nam. Chỉ cần nhìn tên của Hiệp ước cũng đủ để thấy điều đó. Tên Hiệp ước là “Convention relative à la delimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin.”

    Hơn nữa, Công ước Vienne về điều ước quốc tế có ấn định rằng một hiệp ước phải được giải thích sát nghĩa những từ được dùng trong hiệp ước, nhưng nếu phương pháp này đưa đến một sự “vô lý hay ngu xuẩn”, thì có thể dùng những tài liệu hoặc hiệp ước khác, có liên quan đến hiệp ước này, hoặc tìm hiểu mục đích của hiệp ước để giải thích những điểm không rõ rệt.

    Dựa vào những điều khoản trên của Công ước Vienne, chúng ta có thể xét Hiệp ước 1887 theo ba phương pháp: 1) xét sát nghĩa lời văn của Hiệp ước, 2) xét toàn thể bản Hiệp ước, và 3) tìm hiểu mục đích của Hiệp ước.

    * Xét sát nghĩa lời văn bản Hiệp ước

    Việc này thật ra rất đơn giản trong trường hợp Hiệp ước 1887, như đã nói trên, chỉ cần nhìn tên của Hiệp ước trên bản chính bằng tiếng Pháp, cũng đủ thấy Hiệp ước này chỉ liên quan đến biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Tiếng Pháp “Tonkin” là miền Bắc Việt Nam. Trong thời thuộc địa, Pháp đã chia Việt Nam ra làm ba kỳ: miền Bắc gọi là Tonkin, miền Trung gọi là An Nam hoặc vẫn giữ tên của cả nước Việt Nam, và miền Nam gọi là Cochinchine. Các tác giả nêu trên tưởng rằng Tonkin là toàn thể nước Việt Nam.

    Chữ “frontière” dùng trong Điều 2 của Hiệp ước cho thấy rõ ràng là kinh tuyến Paris 105°43’ là biên giới biển, nhưng chỉ là biên giới biển thuộc miền Bắc Việt Nam (Tonkin), chứ không phải là đường phân chia các đảo ngoài khơi xa, ngang với miền Trung Việt Nam và miền Nam Việt Nam. Hiệp ước đã ấn định rõ chiều hướng của biên giới đó là hướng bắc nam, và nó kéo ngang góc đông của đảo Trà Cổ. Và vì đây là biên giới giữa Tonkin và Trung Hoa nên phải hiểu biên giới này chấm dứt ở điểm nào ngang với ranh giới mà trước kia Pháp đã ấn định giữa Tonkin và Annam (tức là ranh giới giữa miền Bắc Việt Nam và miền Trung Việt Nam).

    Việc ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa cũng dễ hiểu nếu nhìn vào cách Pháp chia và quản trị nước Việt Nam thời đó. Nhằm thực hiện chính sách “chia để trị”, Pháp đã chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau. Miền Bắc theo chế độ bảo hộ, miền Trung – vì hệ thống vua và triều đình Huế vẫn còn (dù chỉ là tượng trưng) – nên theo chế độ tự trị, và miền Nam thì theo chế độ thuộc địa. Ba miền được xem gần như ba xứ riêng biệt. Vì vậy, vấn đề ấn định biên giới chỉ là giữa Tonkin (miền Bắc) và Trung Hoa mà thôi, chứ không phải miền Trung hoặc miền Nam, là chuyện dễ hiểu đối với chính sách thuộc địa của Pháp thời đó. Nói tóm lại, dùng phương pháp giải thích sát nghĩa cho thấy hai chữ “Tonkin” và “frontière” chỉ rõ đây là biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Nó bao gồm biên giới đất và biên giới biển tức là vùng Vịnh Bắc Bộ.

    * Xét toàn bộ bản Hiệp ước

    Toàn bộ bản Hiệp ước không có chỗ nào nói đến Hoàng Sa và Trường Sa. Toàn văn bản Hiệp ước nói đến việc kẻ biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa, và ấn định những điểm mà Uỷ ban kẻ biên giới của hai bên Pháp-Thanh không đồng ý với nhau được, đó là hai đoạn biên giới Vân Nam và Quảng Đông.

    Các tác giả nói trên chỉ viện dẫn đoạn liên quan tới đoạn biên giới Quảng Đông. Tuy nhiên, trước đó, Hiệp ước có nói: “Những điểm mà Uỷ ban hai bên không đồng ý với nhau được, và những điều chỉnh được dự trù ở Điều 3 của Hiệp ước 9-6-1885 được ấn định như sau: ở Quảng Đông, những điểm tranh chấp…”.

    Sau đoạn nói đến biên giới Quảng Đông, tới đoạn ấn định biên giới Vân Nam: “Trên vùng biên giới Vân Nam, đường biên giới được ấn định như sau:…”

    Nếu theo sự giải thích của Trung Hoa, là tất cả những đảo nào nằm ở phía đông của kinh tuyến Paris 105°43’ thuộc về Trung Hoa, thì không những Hoàng Sa, Trường Sa, mà tất cả các đảo ven bờ biển Vi
    Về Đầu Trang Go down
    http://www.vksndtc.gov.vn
     
    Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2
    » luat moi truong
    » QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN VÀ GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP WTO
    » Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
    » luat moi truong ve DTM

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM :: Banking - stock :: Tài liệu của Luật ngân hàng tài chính chứng khoán và luật kinh doanh ,thương mại-
    Chuyển đến