CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM

Câu lạc bộ luật tài chính ngân hàng chứng khoán - Khoa kinh tế -luật- đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» luật ngân hàng VS. Tài chính ngân hàng
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 9:16 am by Pham Minh Tan

» hellu moi nguoi
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 9:38 am by troublemakerhjh

» Những điểm mới của luật tố tụng hành chính 2010!
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeFri May 13, 2011 1:53 pm by Pham Minh Tan

» Giup e voi!!!!please
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeWed Feb 09, 2011 3:29 pm by goldheart

» Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:04 pm by Linhprince

» Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:03 pm by Linhprince

» Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» Công ước về đa dạng sinh học
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)
Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:01 pm by Linhprince

Tin Tức Pháp Luật

quanlymoitruongBáo thanh niên
quanlymoitruongUỷ ban chứng khoán nhà nước
quanlymoitruongTất cả văn bản pháp luật
quanlymoitruongLớp luật kinh doanh khoá 05
quanlymoitruongKhoa kinh tế - luật - ĐHQG.TPHCM
quanlymoitruongcảm xúc chưa đặt tên
quanlymoitruongcâu chuyện Valen...
quanlymoitruongchỉ có 1 cuộc điện
quanlymoitruongchiếc khăn tay
quanlymoitruongdanh ngôn tình yêu
quanlymoitruongduyên nợ
quanlymoitruongiu người chưa hề biết
quanlymoitruongKhi nào ấy nhớ đây
quanlymoitruonglàm sao cho ai kia hiểu
quanlymoitruonglời khuyên tình yêu
quanlymoitruonglời hẹn ước
quanlymoitruongmat tinh yeu
quanlymoitruongmón quà giáng sinh
quanlymoitruongmưa bằng lăng
quanlymoitruongmưa tình bạn
quanlymoitruongngày anh nói i love u
quanlymoitruongngày nhớ đêm mong
quanlymoitruongnhìn kìa anh iu
quanlymoitruongnơi đâu là...?
quanlymoitruongtâm lý bạn trai
quanlymoitruongtâm lý bạn gái
quanlymoitruongTấm cám 1
quanlymoitruongTấm cám 2
quanlymoitruongThơ tình
quanlymoitruongthông điệp tình yêu
quanlymoitruongthư tình
quanlymoitruongtìm kiếm tình yêu
quanlymoitruongtình yêu không lời
quanlymoitruongtình yêu tuổi mới lớn
quanlymoitruongtình yêu
quanlymoitruongtrong tình yêu


Tin Tức Chứng Khoán
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Hỗ Trợ Trực Tuyến
    Admin
    Chát với admin
    lienhe Liên Hệ

     
    Hỗ trợ kỹ thuật 1
    lienhe
    Hỗ trợ kỹ thuật 2
     Hỗ trợ kỹ thuật 2

    lienheHỗ trợ kỹ thuật 3   
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 3
    lienheHỗ trợ kỹ thuật 4
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 4
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Linhprince

    Linhprince


    Tổng số bài gửi : 50
    Join date : 20/09/2010
    Age : 36
    Đến từ : Ha Noi

    Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 Empty
    Bài gửiTiêu đề: Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2   Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2 I_icon_minitimeMon Sep 20, 2010 9:48 pm

    Trung Quốc một mặt nói rằng Hiệp ước 1887 áp dụng cho Hoàng Sa và Trường Sa, là những đảo nằm ngoài khơi xa, nhưng mặt khác, khi bàn về biên giới vùng Bắc Bộ thì Trung Quốc lại khẳng định rằng Hiệp ước này chỉ phân chia “những đảo ở vùng Bắc Bộ”, chứ không phải là biên giới biển. Ngày 12 tháng 5 năm 1973, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hàn Niệm Long (Han Nian Long) đã tuyên bố điều nói trên. Như vậy, Trung Quốc tự mâu thuẫn.


    2 .Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

    - Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

    - Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

    - An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

    - The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).

    - The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
    3. Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ( Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Nhã ) :
    a.Cơ sở pháp lý quốc tế
    về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo


    Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, các nước Hà Lan, Anh, Pháp cũng phát triển dần trở thành cường quốc, bị đụng chạm quyền lợi, không chịu chấp hành sắc lệnh của Giáo Hoàng Alexandre VI ký ngày 4 tháng 5 năm 1493 ký xác định nguyên tắc phân chia các vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu. Từ thực tế này, các nước đã tìm ra nguyên tắc mới về thiết lập chủ quyền trên những vùng lãnh thổ mà họ phát hiện. Đó là thuyết "quyền ưu tiên chiếm hữu" một vùng lãnh thổ thuộc về quốc gia nào đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Đó chính là thuyết "quyền phát hiện".
    Theo thuyết này thì chỉ cần các nhà hàng hải của một quốc gia cắm một lá cờ lên một hòn đảo, thậm chí một thuyền trưởng của một nước nhìn thấy một vùng đất mới, quốc gia đó có quyền ưu tiên chiếm hữu.
    Trên thực tế, việc phát hiện như trên chưa bao giờ tự nó đem lại cho quốc gia phát hiện chủ quyền lãnh thổ vì rất khó xác định chính xác thế nào là phát hiện, xác nhận việc phát hiện và xác định giá trị pháp lý của việc phát hiện ra một vùng lãnh thổ. Vì thế việc phát hiện đã mau chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu vết trên vùng lãnh thổ mà họ phát hiện. Quốc gia nào có một bia hay một mốc chủ quyền hay một dấu hiệu quốc gia có giá trị hợp lệ mới có chủ quyền lãnh thổ. Thuyết quyền phát hiện đã được thay thế bằng thuyết chiếm hữu về danh nghĩa đã được các quốc gia áp dụng từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX.

    Song thuyết chiếm hữu về danh nghĩa càng ngày càng bộc lộ những nhược điểm, xảy ra tình trạng có những nước vô tình hay cố ý lại “phát hiện” và đặt dấu hiệu như cắm cờ, cột mốc, bia về chủ quyền lên những lãnh thổ mà các quốc gia khác đã xác nhận. Do đó mà nảy sinh ra nhiều vụ tranh chấp.
    Các luật gia càng ngày càng thấy việc phát hiện, kể cả việc phát hiện có để lại dấu vết chỉ đem lại cho quốc gia phát hiện vùng lãnh thổ một danh nghĩa phôi thai, chưa hoàn chỉnh, cốt để chỉ xí phần. Danh nghĩa này có thể bị mất đi nếu như nó không được củng cố bằng những hành động thực tế tích cực. Chủ quyền muốn được xác lập thì phải là thật sự, có hiệu quả, tức là đòi hỏi sự có mặt thực tế của quốc gia chiếm hữu trên vùng lãnh thổ đó.
    Sau hội nghị Berlin về châu Phi năm 1885 của 13 nước Châu Âu và Hoa Kỳ và sau khoá họp của Viện Pháp Luật Quốc Tế ở Lausanne (Thụy Si) năm 1888, nguyên tắc chiếm hữu thật sự trở thành quan điểm chiếm ưu thế trên thế giới. Điều 3, điều 34 và 35 của Định Ước Berlin ký ngày 26 tháng 6 năm 1885 xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau:
    - «Phải có sự thông báo về việc chiếm hữu cho các nước ký định ước trên».
    - "Phải duy trì trên những vùng lãnh thổ mà nước ấy chiếm hữu sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà nước ấy đã giành, được tôn trọng…”
    Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh “mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hưũ độc quyền … thì phải là thật sự tức là thực tế, không phải là danh nghĩa”.
    Chính tuyên bố trên của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật sự của định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước ký định ước trên.
    Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự là:
    1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành. Tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền lãnh thổ vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, vì quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia.
    2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hoà bình trên một vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Dùng võ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp.
    3. Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.
    4. Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.
    Ngày 10 tháng 9 năm 1919, công ước Saint Germain đã được các cường quốc lúc bấy giờ ký tuyên bố hủy bỏ định ước Berlin năm 1885 với lý do là trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa và như thế nguyên tắc chiếm hữu thật sự không còn giá trị pháp lý nữa. Song do tính hợp lý của nguyên tắc này, các luật gia trên thế giới vẫn vận dụng nó khi phải giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo. Như phán quyết của toà án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 về vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, phán quyết của toà án quốc tế của Liên Hợp Quốc tháng 11 năm 1953 về vụ tranh chấp các đảo Minquiers và Écrehous giữa Anh và Pháp.

    Những thay đổi trong pháp luật quốc tế nửa đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi phương pháp thủ đắc chủ quyền lãnh thổ trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Hợp Quốc được thành lập tiếp theo Hội Quốc Liên. Từ các cuộc chiến tranh xâm lược, Hiến Chương Liên Hợp Quốc đưa ra nguyên tắc (điều 2 khoản 14) có giá trị như một nguyên tắc pháp lý áp dụng cho tất cả các quốc gia.

    Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trên đã được phát triển và tăng cường trong Nghị Quyết 26 – 25 năm 1970: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với “các quy định của Hiến Chương”. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

    Nghị quyết trên cũng qui định: “Các quốc gia có bổn phận không dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế , kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia.”

    Năm 1982, Công ước về luật biển Liên Hợp Quốc gọi là “United Nations Convention on Law of Sea" ,viết tắt la UNCLOS Convention công bố ngày 10-2-1982 tại Montego Bay ở Jamaica đã được 159 quốc gia ký nhận. Sau khi có đủ 60 quốc gia duyệt y (ratification), kể từ ngày 16-11-1994 thoả ước UNCLOS hay LOS Convention trở thành luật quốc tế đối với các quốc gia phê chuẩn và được mang ra, thi hành, đã xác định về chủ quyền trên biển của mỗi quốc gia …

    Như thế trước khi bị các nước ngoài xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tức đầu thế kỷ XX trở về thế kỷ XVII, theo pháp lý quốc tế theo kiểu Phương Tây lúc bây giờ, sự xác lập chủ quyền Việt Nam một cách thật sự, liên tục, hoà bình là cơ sở pháp lý quốc tế đương thời. Đến khi chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm, vào thời đểm 1909, pháp lý quốc tế có giá trị phổ biến là Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888.

    Sau đó Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Luật Biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý quốc tế mà các thành viên ký kết bao gồm các nước đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Trung Quốc, Philippines, Mã Lai, Brunei đều phải tôn trọng.
    b Tính pháp lý quốc tế của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


    Vào đầu thế kỷ XVII, từ đời Chúa Nguyễn Phúc Lan hay chúa Nguyễn Phúc Tần đến đầu thế kỷ XX, năm 1909, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục theo đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế lúc bấy giờ.

    Đối với quần đảo Hoàng Sa:


    Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo
    Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741 (bản sao chép
    của Dumoutier). “Bãi cát vàng” tức là Hoàng Sa

    Một là với tính cách nhà nước, đội Hoàng Sa, một tổ chức bán quân sự đã được giao nhiệm vụ, riêng một mình kiểm soát và khai thác định kỳ, liên tục và hoà bình hải sản quý cùng các sản vật kể cả súng ống của các tàu đắm tại các đảo Hoàng Sa suốt thời Đại Việt, trong thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, tức từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1801 và sau đó là buổi đầu triều Nguyễn từ 1802 – đến trước 1815. Từ năm 1816, đội Hoàng Sa phải phối hợp với thủy quân. Hàng năm, đội Hoàng Sa hoạt động trong 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch (tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) để phù hợp với điều kiện thời tiết ở vùng biển của quần đảo Hoàng Sa.

    Hai là suốt thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ 1816 , thủy quân được giao trọng trách liên tục kiểm soát, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

    Ba là về mặt quản lý hành chánh liên tục suốt trong 4 thế kỷ từ thế kỷ XVII đến năm 1974 (khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm), Hoàng Sa được các chính quyền ở Việt Nam để thể hiện quyền lực tối thiểu của mình, đặt dưới sự quản lý hành chánh của Quảng Ngãi (khi là phủ hoặc là trấn hay tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử) hoặc của tỉnh Thừa Thiên (thời Pháp thuộc) hoặc của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (thời chia cắt Nam Bắc) rồi đến thành phố Đà Nẵng (thời thống nhất đất nước). Việc xác định sự quản hạt này hoặc đựợc ghi trong các sách địa lý của nhà nước biên soạn như bộ Hoàng Việt Địa Dư Chí hoặc Đại Nam Nhất Thống Chí dưới triều Nguyễn, hoặc do chính hoàng đế hay triều đình (Bộ Công) như thời vua Minh Mạng khẳng định, hoặc bằng các dụ, sắc lệnh, quyết định của chính quyền ở Việt Nam như dụ của Bảo Đại, triều đình Huế, Toàn Quyền Đông Dương ở thời Pháp thuộc, hoặc tổng thống, tổng trưởng trong thời kỳ Việt Nam bị chia cắt, hoặc quyết định, nghị quyết của nhà nước, quốc hội thời độc lập thống nhất. Điều này khác với Trung Quốc, chỉ xác định sự quản lý hành chánh sau năm 1909 tức vào năm 1921 và rồi vào năm 1947… có nghĩa là sau Việt Nam hơn 3 thế kỷ. Còn tất cả chỉ là suy diễn không có bằng chứng cụ thể rõ ràng.

    Chính quyền ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, ngay cả thời Pháp thuộc, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, nên ngay cả khi bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau chiến tranh thế giới thứ 2 hay năm 1974, quần đảo Hoàng Sa vẫn được tỉnh Quảng Nam và từ năm 1997 đến nay là thành phố Đà Nẵng quản lý.

    Bốn là trước thời kỳ bị xâm phạm, bất cứ dưới thời đại nào, nhà nước ở Việt Nam cũng có những hành động tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền hàng năm như đo đạc thủy trình, để vẽ bản đồ do đội Hoàng Sa cuối thời chúa Nguyễn hay do thủy quân từ năm 1816 dưới triều Nguyễn (bộ Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên hoặc Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội Các, hoặc Châu Bản triều Nguyễn đã ghi rất rõ, đã được trình bày trong phần tài liệu). Sau này, từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1974, Việt Nam cũng tiếp tục tổ chức các đoàn thám sát, đo đạc, vẽ bản đồ.

    Năm là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Nguyễn, nhất là từ năm 1836 trở thành lệ, hàng năm đều luôn luôn tổ chức xây dựng bia chủ quyền từng hòn đảo. Trong thời bị xâm phạm cũng thế, các chính quyền ở Việt Nam luôn tiếp tục cho dựng bia chủ quyền thay thế bia bị hư hỏng.

    Sáu là trước thời kỳ bị xâm phạm, các triều đại Việt Nam, nhất là thời vua Minh Mạng của triều Nguyễn đã cho dựng miếu thờ làm bằng nhà đá (đá san hô), đào giếng mà năm 1909 các đoàn khảo sát đầu tiên của Trung Quốc ở Hoàng Sa đã trông thấy và khẳng định không biết có từ thời nào. Riêng tại đảo Phú Lâm, tài liệu Trung Quốc [ ghi có miếu ghi rõ Hoàng Sa Tự của Việt Nam. Sau khi có sự xâm phạm, chính quyền ở Việt Nam cũng tiếp tục cho xây miếu và nhà thờ.

    Bảy là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Nguyễn nhất là thời vua Minh Mạng đã cho trồng cây tại các đảo để cho thuyền bè ở đàng xa nhận thấy, tránh bị nạn, và các nhà nghiên cứu thực vật như La Fontaine cũng thừa nhận các thực vật cây cối ở Hoàng Sa phần lớn có nguồn gốc ở Miền Trung Việt Nam.

    Tám là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Gia Long như tài liệu phương Tây của Gutzlaff viết trong The Journal of The Geographical Society of London, vol 19, 1849, trang 97, đã cho biết Việt Nam đã thiết lập trại binh nhỏ và một điểm thu thuế. Đến thời kỳ bị xâm phạm từ năm 1909, các chính quyền Việt Nam lại là chính quyền sớm nhất đã tổ chức các trại lính đồn trú ở đảo Hoàng Sa (Patlle). Trong khi Trung Quốc chỉ cho quân chiếm đóng một thời gian ngắn sau chiến tranh thế giới lần 2 rồi rút đi (năm 1956, Trung Quốc chiếm lại đảo Phú Lâm (Ile Boisée). Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm trái phép các đảo còn lại trong các trận đánh trên đảo và ở biển với hải quân Việt Nam Cộng Hoà, kết thúc vào ngày 20 /1/1974).

    Chín là chính quyền ở Việt Nam đã cho xây trạm khí tượng đầu tiên tại đảo Hoàng Sa (Pattle) vào năm 1938 hoạt động trong thời gian dài cho đến khi Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực năm 1974.

    Mười là trước thời kỳ bị xâm phạm tức năm 1909, chính các hoàng đế Việt Nam như vua Minh Mạng và triều đình, cụ thể là Bộ Công đã lên tiếng khẳng định Hoàng Sa là nơi hiểm yếu trong vùng biển của Việt Nam, nằm trong cương vực của Quảng Ngãi.

    Mười một là trước khi bị xâm phạm, chưa có một hải đảo nào được nhiều tài liệu chính thức của nhà nước, từ chính sử địa lý của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, hoặc địa dư như Hoàng Việt Dư Địa Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí, hoặc sách hội điển, một loại pháp chế ghi những điển chương pháp chế của triều đình như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ. Cũng chưa có một hải đảo nào tại Việt Nam lại được những nhà sử học lớn của nước Việt Nam đề cập đến như Lê Quí Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục (1776), Phan Huy Chú (1821) trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí , Dư Địa Chí, hay Nguyễn Thông trong Việt Sử Cương Giám Khảo Lược. Đặc biệt việc xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa lại còn do sách của chính người Trung Hoa viết như Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán viết năm 1696. Đó là chưa kể nhiều tác giả tây phương như là Le Poivre (1749), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)… cũng đã khẳng định rõ ràng Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam!

    Mười hai là bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ Của Giám mục Taberd trong cuốn Tự Điển Việt – La Tinh, nhan đề Latino – Anamiticum xuất bản năm 1838 đã ghi rõ: Paracel Seu Cát Vàng ở Biển Đông. Trong khi bản đồ "An Nam" này chỉ vẽ có Paracel Seu Cát Vàng, lại không có vẽ Hải Nam của Trung Quốc trong biển Đông. Rõ ràng bản đồ An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ đã minh chứng Cát Vàng tức Hoàng Sa chính là Paracel nằm trong vùng biển của Việt Nam.

    Đối với quần đảo Trường Sa:

    Điều cần nói rõ rằng hơn 2 thế kỷ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm ở Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa (bãi cát dài vạn dặm) hay còn gọi là Đại Trường Sa (bãi cát dài lớn) hay còn gọi là Cát (Kát)Vàng hay Hoàng Sa (Hoàng có nghĩa là Vàng, Sa có nghĩa là Cát). Chính vì lẽ đó mà chính quyền Ngô Đình Diệm vào năm 1956 gọi các hải đảo được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở Nam Việt cũng là Hoàng Sa, cùng tên gọi với các hải đảo được sáp nhập vào tỉnh Thừa Thiên ở Trung Việt. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, bản đồ Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ tuy có ghi Hoàng Sa ở phía Bắc và Vạn Lý Trường Sa ở phía Nam của Biển Đông, song hai quần đảo vẫn được vẽ trong một dải kéo dài liên tục từ Bắc xuống Nam, chưa thật sự có sự phân biệt rõ rệt như người Pháp sau này thể hiện ý muốn cho thấy Vạn Lý Trường Sa (tức phần phía Nam) thuộc về Nam Kỳ thuộc xứ thuộc địa, trong khi Hoàng Sa ở Trung Kỳ lại thuộc xứ bảo hộ.

    Quan niệm trên cũng giống quan niệm của các nhà hàng hải Phương Tây khi trong các bản đồ do họ vẽ suốt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tên gọi là Parcel hay Pracel hay Paracels đều chỉ một dải dài các hải đảo ở Biển Đông dọc theo bờ biển Miền Trung của Đại Việt, từ vĩ độ 17o xuống vĩ độ 100

    Ngoài ra Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 của Lê Quí Đôn cũng đã xác định một cách rõ rằng vị trí của “Đại Trường Sa gần xứ Bắc Hải”. Mà Côn Lôn với Hà Tiên cũng thuộc phạm vi hoạt động của đội Bắc Hải. Như thế Đại Trường Sa hay Hoàng Sa vào cuối thế kỷ XVIII kéo dài đến ở phía Nam của Biển Đông, tức vị trí của Trường Sa hiện nay. Cuốn “Tây Sa Văn Vật” do Viện Bảo Tàng tỉnh Quảng Đông Trung Quốc biên soạn và nhà xuất bản Bác Vật tại Bắc Kinh xuất bản năm 1975 cũng xác định rằng “Bắc Hải là vùng quần đảo Nam Sa”, tên Trung Quốc chỉ Trường Sa của Việt Nam.

    Về mặt pháp lý quốc tế vào đầu thế kỷ XX, trước khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, quần đảo Trường Sa tức Đại Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa đã được Việt Nam chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi chủ quyền liên tục, với những bằng chứng sau đây:


    Vùng tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và quần đảo Trường Sa (Spratlys)

    Một là nhà nước ở Việt Nam trong 3 thế kỷ từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã tổ chức đội Bắc Hải đi tìm kiến hải vật ở khu vực Bắc Hải tức khu vực quần đảo Trường Sa và cả Côn Đảo, Hà Tiên cũng ở phía Nam của Đại Việt.

    Phủ Biên Tạp Lục (1776) của Lê Quí Đôn và rồi Đại Nam Nhất Thống Chí (khởi soạn 1848, in năm 1910) của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đều khẳng định đội Bắc Hải, khiến đội Hoàng Sa kiêm quản, ra Bắc Hải, các đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật".

    Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 của Lê Quí Đôn còn cho biết thêm rằng sở dĩ nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm quản đốc đội Bắc Hải này vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi tức là những hàng đồi mồi, hải ba, đôn ngư (cá heo lớn như con heo), lục quí ngư, hải sản (con đỉa biển), còn những vàng bạc và các của cải quí báu khác thì ít khi họ tìm kiếm được. Vậy là do đội Bắc Hải ít khi tìm kiếm được các sản vật quí trong đó có vàng bạc hay súng ống nên các chúa Nguyễn đã để cho cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Điều này cũng dễ hiểu, bởi các sản vật quí trong đó có vàng bạc hay súng ống mới là mối quan tâm của các chúa Nguyễn, mà những thứ sản vật ấy chỉ có được do các tàu đắm. Bởi lẽ Đại Trường Sa ở phía Nam tức Trường Sa hiện nay ít nguy hiểm hơn đối với các tàu biển vì vùng này ít xảy ra bão.

    Đội Bắc Hải tuy không được chính quyền Chúa Nguyễn coi quan trọng như đội Hoàng Sa, không cần định suất hoặc lấy những người tình nguyện song đội Bắc Hải vẫn do nhà nước quản lý. Phủ Biên Tạp Lục quyển 2 nói rất rõ “ai tình nguyện thì cấp giấy sai đi và chỉ thị sai phái đội ấy (Bắc Hải) đi làm công tác và những người được bổ sung vào đội Bắc Hải đều được miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi qua đồn tuần, qua đò”. Đây là bằng chứng về tính cách nhà nước một cách rõ ràng của đội Bắc Hải. Đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, mà nhiệm vụ của đội Hoàng Sa không những để khai thác tài nguyên mà còn có nhiệm vụ kiểm soát các hải đảo vùng biển Việt Nam.

    Thời gian đội Bắc Hải hoạt động cũng bắt đầu từ lâu, trước khi Phủ Biên Tạp Lục ra đời (1776), cũng như phải sau khi đất Bình Thuận bắt đầu thuộc Đại Việt (1697) đến đầu Nhà Nguyễn.

    Hai là Trường Sa chịu sự quản lý hành chánh của Quảng Ngãi. Bởi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là một .Tỉnh Bình Thuận chỉ cung cấp suất đinh cho đội Bắc Hải mà thôi. Mà chúng ta đã biết Hoàng Sa nằm trong cương vực, vùng biển của Quảng Ngãi, do Quảng Ngãi quản hạt.

    Đến năm 1933, quần đảo Trường Sa mới được tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) quản lývề mặt hành chánh. Năm 1956, tỉnh Bà Rịa được đổi tên là Phước Tuy (Nam Bộ). Năm 1982 lại do tỉnh Phú Khánh (Trung bộ) quản lý và trở thành một huyện đảo.

    Ba là những hoạt động liên tục , định kỳ của thủy quân từ đầu nhà Nguyễn, cụ thể bắt đầu từ năm 1816 tại quần đảo Hoàng Sa mà như ta đã biết thời kỳ này Hoàng Sa và Trường Sa là một. Đó là những việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ của thủy quân, việc cắm mốc chủ quyền, dựng bia thành lệ hàng năm đến từng hòn đảo được ghi trong sách Hội Điển triều Minh Mạng.

    Bốn là năm 1933 khi chưa có nước nào, kể cả Trung Quốc đặt vấn đề chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống Phương Tây. Như thế, nhân danh vương quốc An Nam theo hiệp ước Pháp – Việt 1874 cũng như hiệp ước 1884, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu.

    Chính quyền thực dân Pháp đã làm đầy đủ thủ tục chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây với một hạm đội đem đến mỗi đảo một văn bản chiếm hữu do các thuyền trưởng ký được đóng kín trong một cái chai được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo. Người ta kéo cờ và thổi kèn trên từng hòn đảo Spratly, Caye d’Aboine, Itu – Aba, Loaito, Thị Tứ cùng các tiểu đảo phụ thuộc. Sau đó Bộ Ngoại Giao Pháp đã có một thông tri đăng công báo Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 về sự chiếm hữu đảo Spratley ngày 13 tháng 4 năm1930 và các đảo Aboine, Itu – Aba, Loai Ta, Thị Tứ và các đảo phụ cận từ ngày 7 tháng 4 năm 1933 đến ngày 12 tháng 4 năm 1933.

    Những hoạt động liên tục hàng năm của đội Bắc Hải thời Chúa Nguyễn và đầu thời nhà Nguyễn, cũng như những hoạt động của thủy quân trong suốt triều Nguyễn đã chứng minh một cách hùng hồn quần đảo Trường Sa không phải là đảo vô chủ. Song hành động của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam tổ chức chiếm hữu theo nghi thức cổ truyền phương Tây chẳng qua là để hợp thức hoá việc chiếm hữu đúng theo pháp lý quốc tế lúc bấy giờ để tránh mọi sự tranh chấp của các nước khác, đồng thời cũng thể hiện ý đồ chính trị của Pháp, sáp nhập Trường Sa vào xứ Nam Kỳ thuộc địa, thay vì xứ Trung Kỳ bảo hộ.

    Điều cần nói thêm là, khi chính quyền thực dân Pháp tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây vào năm 1930 đến 1933, thì cũng chưa có một quốc gia thứ ba nào đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa (Spratley). Năm 1907, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tranh chấp với Nhật ở quần đảo Pratas và đến năm 1909, Trung Quốc mới khảo sát trái phép theo phương thức cổ truyền Phương Tây chỉ với đảo Hoàng Sa hay Paracels mà Trung Quốc cho là vô chủ (sic!). Lúc này Trung Quốc chưa có hành động nào đối với quần đảo gọi là Nam Sa hay Trường Sa của Việt Nam. Mãi đến tháng 4 năm 1935 mới xuất hiện địa danh Nam Sa trên bản đồ, song lúc ấy tên gọi Nam Sa chỉ là dùng để gọi bãi đá ngầm Macclessfield (tức Trung Sa). Mãi đến khoảng năm 1947, Trung Quốc mới đặt Nam Sa ở vị trí quần đảo Trường Sa (hay Spratley) của Việt Nam.

    Sự tổ chức chiếm đóng theo nghi thức Phương Tây của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa như thế, rồi Trường Sa được sáp nhập vào đất thuộc địa Nam Kỳ chỉ có ý nghĩa là tái xác lập chủ quyền vốn đã có từ lâu đời của Việt Nam mà Pháp chiếm làm thuộc địa. Ngoài ra khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Trường Sa được bàn giao cho chính quyền ở Nam Việt Nam quản lý đã bảo đảm tính liên tục thực thi chủ quyền một cách hoà bình của Việt Nam đối với Trường Sa.

    Năm là ngoài sự sáp nhập Trường Sa về mặt hành chánh của chính quyền thực dân Pháp vào cảng Bà Rịa, Vũng Tàu, đất Nam Kỳ theo hiệp ước Pháp Việt 1862, 1874, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã có những hành động cụ thể như xây dựng bia chủ quyền, xây dựng trạm khí tượng, trạm vô tuyến ở đảo Itu – Aba cùng trại binh ở quần đảo Trường Sa. Suốt thời gian từ 1927 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã thường xuyên tổ chức khảo sát hay khai thác ở quần đảo này.

    Sáu là các chính quyền ở Việt Nam có trách nhiệm quản lý vùng Biển Đông trong các thời kỳ chủ quyền bị xâm phạm cũng luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

    Cách Mạng Tháng Tám thành công năm 1945 chấm dứt chế độ thuộc địa và kết thúc sự tồn tại của triều đình Huế, khiến cơ sở pháp lý của các hiệp ước 1874 và 1884 không còn giá trị, song thực dân Pháp đã chiếm lại Sàigòn từ ngày 23 tháng 9 năm 1945, thành lập chính quyền Nam Kỳ tự trị của người Việt thân Pháp và sau đó thành lập chính phủ Bảo Đại thân Pháp, ký kết với Bảo Đại hiệp ước năm 1947 và tranh thủ sự công nhận của các nước Phương Tây để chống lại chính phủ do Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang tổ chức kháng chiến chống Pháp. Các chính quyền thân Pháp ở Việt Nam hoặc thực dân Pháp đã liên tục quản lý quần đảo Trường Sa với các hải đảo đã chiếm hữu kể trên, kế tục sự chiếm hữu trước đó thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Chúng ta cần lưu ý rằng chế độ cai trị ở Nam Kỳ mà quần đảo Trường Sa được sáp nhập là chế độ thuộc địa, trực trị, khác với chế độ bảo hộ ở miền Trung. Vì thế cung cách xử lý chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Pháp cũng khác với Hoàng Sa, ngoài việc nhân danh vương quốc An Nam theo hiệp định 1884, Pháp còn nhân danh chính quyền thực dân trực trị để chiếm hữu Trường Sa, nên đã làm thủ tục nghi thức truyền thống phươngTây. Song dù với danh nghĩa gì đi nữa thì việc sáp nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, lãnh thổ của Việt Nam là một thực tế, đã có một giá trị pháp lý quốc tế trong khi chưa có một nước thứ ba nào chiếm hữu thực sự quần đảo Trường Sa.

    Những tình tiết trên đây là những bằng chứng rõ ràng về sự chiếm hữu thật sự, liên tục và hoà bình của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, chỉ bị gián đoạn một thời gian ngắn khi bị Nhật dùng vũ lực trái phép đem quân chiếm đóng một thời gian (ngay khi Nhật đảo chính Pháp và tước khí giới quân Pháp đồn trú ở Trường Sa ngày 9-3-1945). Cuối 1946 qua năm 1947, cũng trong một thời gian ngắn, lợi dụng thời gian tranh tối tranh sáng, quân đội, Trung Hoa Dân Quốc lấy cớ giải giáp quân đội Nhật đã đến chiếm đóng đảo Ba Bình (Itu – Aba) vốn bị Nhật chiếm vài năm trước đó. Song đến đầu năm 1950, quân Trung Quốc đã rút. Sau đó đến năm 1956, cũng lợi dụng tình hình tranh tối tranh sáng giao quyền hành, Trung Hoa Dân Quốc đã chiếm đóng đảo Ba Bình (Itu – Aba) của Trường Sa và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã chiếm đảo Phú Lâm của Hoàng Sa. Đó đều là những hành động trái phép đối với luật pháp quốc tế. Nếu các nước ngoài bằng vũ lực xâm chiếm tranh giành chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì sự xác lập chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam về mặt pháp lý quốc tế vẫn còn có giá trị của nó.

    Bảy là từ sau tháng 4/1956, khi quân Viễn Chinh Pháp rút, các chính quyền ở Nam Việt Nam quản lý Trường Sa, luôn có những hành động bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đến năm 1975, khi giải phóng Miền Nam Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản, tiếp tục trấn giữ, thực thi chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên quần đảo Trường Sa. Mọi sự xâm chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc cũng như các nước khác trong các thời kỳ đã qua cũng như hiện nay đều vi phạm pháp lý quốc tế.

    Như thế với chức năng kiểm soát sự khai thác các sản vật ở Biển Đông và những hành động cụ thể trực tiếp khai thác các sản vật của Đội Hoàng Sa, một tổ chức dân binh liên tục gần hai thế kỷ suốt từ đầu thế kỷ XVII cho đến năm 1816 cùng những hành động xác lập và thực thi chủ quyền rất cụ thể như nêu cột mộc, dựng bia, xây miếu, trồng cây, đo đạc thủy trình vẽ bản đồ của thủy quân Việt Nam từ năm 1816 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua và triều đình cũng như những lời tuyên bố của vua, triều đình nhà Nguyễn và sự quản hạt hành chánh vào Quảng Ngãi từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX là những bằng chứng hiển nhiên, bất khả tranh nghị về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Mọi sự tranh giành chủ quyền với Việt Nam là hành động trái phép với luật pháp quốc tế.

    E. Những công trình nghiên cứu khác về vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa :
    Trước năm 1909, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bị Trung Quốc và các nước khác xâm phạm. Năm1907 là năm xảy ra việc người Nhật chiếm đảo Pratas. Trung Quốc đã phản đối sự chiếm đảo Pratas này của người Nhật cho rằng đảo vô chủ. Để ngăn chặn sự bành trướng của Nhật xuống phía Nam và tránh xảy ra sự kiện “Pratas thứ 2”, Trung Quốc đã đặt tên một loạt các đảo ở Biển Nam Hải trong đó có Tây Sa và Nam Sa mà Trung Quốc cho là đảo vô chủ. Lúc này, Nam Sa chưa xuống dưới vị trí của Trường Sa của Việt Nam mà chỉ ở vị trí Trung Sa. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã thấy xuất hiện những thư tịch cổ Việt Nam đề cập chung chung đến Hoàng Sa. Xưa nhất, ít ra vào cuối thế kỷ XVII như tập bản đồ “Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư”hay Toản Tập An Nam Lộ của Đỗ Bá Công Đạo, có vẽ và ghi chú về “bãi Cát Vàng” tức Hoàng Sa, tiếp đó là Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, mô tả chi tiết về các hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sang đến thời nhà Nguyễn, từ triều Gia Long, cả một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc Sử Quán, sách hội điển, châu bản của Nội Các triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép những hoạt động của đội Hoàng Sa một cách rất kỹ và rõ ràng thể hiện sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Trong đó có bộ chính sử Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Chính Biên,cũng như Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu và bộ địa chí như Đại Nam Nhất Thống Chí, Hoàng Việt Địa Dư Chí. Đặc biệt Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (Minh Mạng), Châu Bản Triều Nguyễn (triều Minh Mạng & Thiệu Trị) đã đề cập đến việc dựng bia chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bằng chứng hùng hồn Hoàng Sa được vua và triều đình Việt Nam quan tâm và bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa ở bậc quyền lực tối cao (điều này khác hẳn với Trung Quốc cũng như các nước khác không hề có chứng tích xác lập và bảo vệ chủ quyền trong suốt các triều đại phong kiến).
    Ngoài nhà nước Việt Nam, các nhà nghiên cứu nước ta cũng đã quan tâm, ghi chép các hoạt động của đội Hoàng Sa, Bắc Hải như Lê Quí Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú trong Dư Địa Chí (Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí), Nguyễn Thông trong sách Việt Sử Cương Giám Khảo Lược (quyển 4, năm 1877)...,
    Cũng trong thời gian chưa có sự xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, nhiều tác giả trong đó có cả người Trung Quốc và các nhà nghiên cứu Phương Tây cũng đã đề cập đến Hoàng Sa hoặc đến việc xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa của các nhà cầm quyền Việt Nam như Giám Mục Taberd, Gutzlaff, quan trọng là những người Pháp từng hoạt động giúp Nguyễn Anh tức Vua Gia Long như Dayot, Chaigneau đã xác định Vua Gia Long đã tái xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
    Ngoài công việc vẽ bản đồ hàng hải trong đó tại Biển Đông có dải đảo Hoàng Sa (Paracels) chạy dài suốt dọc ngoài khơi biển Champa hay Cochinchine, những bút ký, thư từ của người Tây Phương (Bồ, Hoà Lan, Pháp, Anh) về hải trình, các vụ đắm tàu đều được ngư dân và quân lính Đàng Trong đem về đất liền giải quyết.
    Sau năm 1909, tổng đốc Quảng Đông bắt đầu có ý định xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, cho rằng Hoàng Sa chưa thuộc về nước nào .Lúc này, Việt Nam đang còn bị ách đô hộ của đế quốc Pháp, bắt đầu mới có nhiều người thực sự quan tâm nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, song mới chỉ là những bài báo. Rộ lên nhất là cuối thập niên 20 đầu thập niên 30. Tiêu biểu là Lapicque viết trong Revue Indochinoise số 38, sưu tầm một số tài liệu xác định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và trưng bằng cớ chính quyền địa phương Trung Hoa nhân vụ những người Trung Quốc cướp trên tàu bị đắm Le Bellona năm 1895 và tàu Imazi Maru năm 1896 đã từ chối chủ quyền, không trách nhiệm về việc cướp nói trên ở quần đảo Hoàng Sa vì cho rằng “Paracel” không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Sau đó hàng loạt những bài báo của Henri Cuchrousset đăng trên báo Eveil Economique de l’Indochine từ năm 1929 đến 1931 đưa ra những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, trách cứ chính quyền Pháp đã quá lơ là trong việc xác nhận và bảo vệ chủ quyền ở đảo Hoàng Sa, đến nỗi đã bị dự thẩm Barbet ra lệnh khám xét ban đêm để buộc nhà báo phải nộp cho toà các hồ sơ liên quan đến Hoàng Sa. Chính vì vậy đã có tác động, chính quyền Pháp, vào những năm sau đó đã tái xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) với những hành động cụ thể như khảo sát, cắm cọc, thiết lập hải đăng, đài khí tượng và trại lính (vào những năm đầu thập niên 30). Trong những năm này có nhiều công trình nghiên cứu địa lý Hoàng Sa.
    Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai và chiến tranh kháng chiến chống Pháp, ít ai quan tâm nghiên cứu đến Hoàng Sa.Sau năm 1954, theo hiệp định Genève, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về chính quyền Sàigòn kiểm soát. Năm 1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam, Philippines lên tiếng đòi chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa. Năm 1956, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và sau đó Đài Loan chiếm đảo Itu Aba, vấn đề tranh chấp chủ quyền được đặt ra gay gắt, từ đó nhiều bài nghiên cứu đã được đăng báo. Nổi bật hơn cả là hai công trình nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa tương đối có hệ thống và dầy công sưu tầm. Đó là công trình ra đời vào năm 1971, L’affaire des ýles Paracels et Spratly devant le droit International, luận án tiến sĩ đệ tam cấp của ông Lê Thành Khê, tại Institut International d’Etudes et de Recherches Diplomatiques. Công trình này đi sâu về mặt công pháp quốc tế, chủ yếu theo luật pháp quốc tế của thế giới tư bản chủ nghĩa và những án lệ của toà án quốc tế La Haye. Tác giả trên chưa có điều kiện đi sâu vào những chứng liệu về lịch sử.
    Tiếp đó, năm 1972 xuất hiện công trình luận văn tốt nghiệp Ban Đốc Sự của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (Sàigòn ) của Đinh Văn Cư với đề tài : “Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Công trình trên dành hơn ¼ nội dung nói về hoàn cảnh địa lý và trình bày diễn tiến sự tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia tại Hoàng Sa.
    Tới năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, nhiều công trình đã được thực hiện trong năm này, trong đó có tập tư liệu bằng tiếng Pháp của Võ Long Tê với nhan đề “ Les Archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les Anciens Ouvrages Vietnamiens d’Histoire et de Geographie”, in năm 1974.
    Một số cơ quan như Ban Biên Giới Chính Phủ, Viện Nghiên Cứu về Trung Quốc, các trường đại học bắt đầu quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa, đặc biệt sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2 năm 1979. Tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố tài liệu “chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại công bố cuốn sách trắng “quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”. Tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại Giao nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại công bố tài liệu: “ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế”. Mẫn Khánh Dương Kỵ và Trần Xuân Cầu viết bài “Từ Bãi Cát Vàng đến Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” trong Sử Học số 2 (nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp) đã đưa ra một vài thông tin mới, cách tiếp cận mới qua thực địa tại cù lao Ré.
    Cuốn “Hoàng Sa, quần đảo Việt Nam” 90 trang của Văn Trọng là đúc kết cô đọng và chú trọng về phần tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc thêm một số hình ảnh, như bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa chụp năm 1938, trên quần đảo Trường Sa chụp năm 1961.
    Riêng bản Hợp Đồng Nghiên Cứu Khoa Học trên, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể về bản đồ cổ Việt Nam do Trần Bá Chí phụ trách tìm ra được 22 sách cổ có bản đồ vẽ Hoàng Sa và Trường Sa. Về thư tịch cổ Việt Nam do Phạm Kim Hùng, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Hữu Thành phụ trách, ngoài kiểm tra, đối chiếu với nguyên bản 25 cuốn sách chữ Hán đã được dịch, còn phát hiện thêm một số thông tin mới ở Đại Nam Thực Lục và còn tìm thêm 15 cuốn sách như Địa Dư Toát Yếu, Nam Việt Địa Dư Chí, Cao Chu Thần Di Cảo, Chu Nguyên Tập Vựng Khảo, Mân Hành Thi Thảo, Việt Hành Ngân Thảo, Đông Hành Thi Thuyết, Quảng Thuận Đạo Sử Tập, Trung Kỳ Dư Địa Lược Sao, Hải Trình Chí Lược … Tuy các sách trên không trực tiếp đề cập đến vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa , song các sách đó đã đề cập đến Hoàng Sa , cũng đã phản ảnh sự hiểu biết và quan tâm của người Việt xưa đối với Hoàng Sa. Về tư liệu Châu Bản do Võ Văn Sạch, Vũ Văn Quân phụ trách đã phát hiện được một số tư liệu rất qúi về bằng chứng rõ ràng quá trình thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trong hai triều Minh Mệnh và Thiệu Trị. Về tư liệu Phương Tây do PTS Nguyễn Thừa Hỷ phụ trách đã có những phát hiện đáng kể trong đó có vụ Dayot giúp xây dựng hải quân và vẽ lại bản đồ Hoàng Sa cho Nguyễn Anh hay một thương nhân Bồ Đào Nha dâng bản đồ Hoàng Sa cho Nguyễn Anh. Ngoài ra cuộc khảo sát thực địa ở Cù Lao Ré do PTS Nguyễn Quang Ngọc, PTS Vũ Văn Quân thực hiện đã phát hiện các nguồn tư liệu ở dòng họ, làng xã có liên quan đến hoạt động của các đội Hoàng Sa qua các thời kỳ Chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn dưới triều Nguyễn. Một số công trình khác cũng được công bố như vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa trong quan hệ Việt Trung trong cuốn “Sự Thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt Trung” do nhà xuất bản Đà Nẵng in năm 1996 hay có tác giả tổng hợp lại những tài liệu đã công bố in thành sách như ông Nguyễn Q. Thắng. Một số luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ có liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa hay Biển Đông như luận án cuả PTS Trần Công Trục ở Việt Nam, của TS Nguyễn Hồng Thao ở Pháp (1996), của PTS Đỗ Hòa Bình ở Liên Xô cũng đã được bảo vệ, song chủ yếu về vấn đề pháp lý của Hoàng Sa và Trường Sa hay Biển Đông .
    Ngoài ra còn có một số bài báo của nhiều tác giả đăng trên báo Nhân Dân, Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự, Tạp Chí Hán Nôm, Tạp Chí Xưa và Nay… Như thế, các nhà nghiên cứu Việt Nam thật sự đã quan tâm và càng ngày càng đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Hoàng Sa và Trường Sa.
    Về Đầu Trang Go down
    http://www.vksndtc.gov.vn
     
    Tranh chấp Hoàng sa trường sa P2
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Tranh chấp Hoàng sa trường sa P1
    » tài liệu luật cạnh tranh mới đây!
    » QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN VÀ GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP WTO
    » Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
    » gởi admin

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM :: Banking - stock :: Tài liệu của Luật ngân hàng tài chính chứng khoán và luật kinh doanh ,thương mại-
    Chuyển đến