CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM

Câu lạc bộ luật tài chính ngân hàng chứng khoán - Khoa kinh tế -luật- đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» luật ngân hàng VS. Tài chính ngân hàng
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 9:16 am by Pham Minh Tan

» hellu moi nguoi
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 9:38 am by troublemakerhjh

» Những điểm mới của luật tố tụng hành chính 2010!
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeFri May 13, 2011 1:53 pm by Pham Minh Tan

» Giup e voi!!!!please
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeWed Feb 09, 2011 3:29 pm by goldheart

» Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:04 pm by Linhprince

» Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:03 pm by Linhprince

» Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» Công ước về đa dạng sinh học
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)
Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:01 pm by Linhprince

Tin Tức Pháp Luật

quanlymoitruongBáo thanh niên
quanlymoitruongUỷ ban chứng khoán nhà nước
quanlymoitruongTất cả văn bản pháp luật
quanlymoitruongLớp luật kinh doanh khoá 05
quanlymoitruongKhoa kinh tế - luật - ĐHQG.TPHCM
quanlymoitruongcảm xúc chưa đặt tên
quanlymoitruongcâu chuyện Valen...
quanlymoitruongchỉ có 1 cuộc điện
quanlymoitruongchiếc khăn tay
quanlymoitruongdanh ngôn tình yêu
quanlymoitruongduyên nợ
quanlymoitruongiu người chưa hề biết
quanlymoitruongKhi nào ấy nhớ đây
quanlymoitruonglàm sao cho ai kia hiểu
quanlymoitruonglời khuyên tình yêu
quanlymoitruonglời hẹn ước
quanlymoitruongmat tinh yeu
quanlymoitruongmón quà giáng sinh
quanlymoitruongmưa bằng lăng
quanlymoitruongmưa tình bạn
quanlymoitruongngày anh nói i love u
quanlymoitruongngày nhớ đêm mong
quanlymoitruongnhìn kìa anh iu
quanlymoitruongnơi đâu là...?
quanlymoitruongtâm lý bạn trai
quanlymoitruongtâm lý bạn gái
quanlymoitruongTấm cám 1
quanlymoitruongTấm cám 2
quanlymoitruongThơ tình
quanlymoitruongthông điệp tình yêu
quanlymoitruongthư tình
quanlymoitruongtìm kiếm tình yêu
quanlymoitruongtình yêu không lời
quanlymoitruongtình yêu tuổi mới lớn
quanlymoitruongtình yêu
quanlymoitruongtrong tình yêu


Tin Tức Chứng Khoán
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Hỗ Trợ Trực Tuyến
    Admin
    Chát với admin
    lienhe Liên Hệ

     
    Hỗ trợ kỹ thuật 1
    lienhe
    Hỗ trợ kỹ thuật 2
     Hỗ trợ kỹ thuật 2

    lienheHỗ trợ kỹ thuật 3   
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 3
    lienheHỗ trợ kỹ thuật 4
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 4
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     Chất thải - Luật môi trường!

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Linhprince

    Linhprince


    Tổng số bài gửi : 50
    Join date : 20/09/2010
    Age : 36
    Đến từ : Ha Noi

    Chất thải - Luật môi trường! Empty
    Bài gửiTiêu đề: Chất thải - Luật môi trường!   Chất thải - Luật môi trường! I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 4:46 pm

    1/ Khái niệm chất thải:

    1.1/ Chất thải là gì? chất thải bao gồm những gì?
    -1.1.1/ Khái niệm chất thải:
    Theo khoản 10 điều 3 của LBVMT năm 2005 thì chất thải được định nghĩa chung là các dạng vật chất cụ thể ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động sản xuất khác. Chất thải là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường, do vậy quản lý chất thải là một trong những hình thức quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm.

    -1.1.2/ Phân loại chất thải:
    Chất thải có thể được nhận biết dưới các dạng sau đây:
    + Căn cứ vào tính chất của chất thải, chất thải được chia thành: chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải rắn, chất thải ở dạng mùi, chất phóng xạ và các dạng hỗn hợp khác.
    + Căn cứ vào nguồn phát sinh chất thải,chất thải được chia thành: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế.
    + Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh, chất thải được chia thành: chất thải thông thường và chất thải nguy hại, trong đó chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác theo như khoản 11 điều 3 LBVMT năm 2005
    + Chất thải nhưng đáp ứng các yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất thì được gọi là phế liệu.

    2/ Những quy định về quản lý chất thải:
    2.1/ Đối với chất thải thông thường:

    2.1.1/ Thứ nhất, đối với chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng:
    * Pháp luật môi trường khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng chất thải ở mức cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải xử lý bằng các biện pháp chôn lấp, đốt, tiêu hủy hoặc các biện pháp khác.
    Các hình thức khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng chất thải thường được áp dụng là miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng cho các hoạt động tái chế chất thải, quảng cáo, xúc tiến thương mại về sản xuất, tái chế, sử dụng chất thải, bù giá hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho việc sản xuất năng lượng từ chất thải theo điều 117 chính sách ưu đãi,hoạt động bảo vệ môi trường của LBVMT.

    2.1.2/ Thứ hai, đối với chất thải thông thường phải tiêu hủy hoặc chôn lấp:
    Thông thường trách nhiệm quản lý chất thải trước hết thuộc về chủ phát sinh chất thải tức là các tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác có phát sinh chất thải và sau đó là bên tiếp nhận quản lý chất thải là những tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện và năng lực quản lý chất thải theo hợp đồng chuyển giao trách nhiệm quản lý chất thải.
    Bên cạnh đó,do đặc thù của các loại chất thải khác nhau nên pháp luật còn quy định riêng về quản lý từng loại chất thải sau:

    -2.1.2.1/ Quản lý chất thải rắn.
    Yêu cầu đặt ra đối với chủ phát sinh chất thải rắn thông thường là thực hiện việc thu gom và phân loại chất thải tại nguồn để phục vụ cho mục đích tái chế, tái sử dụng, xử lý hoặc thải bỏ phù hợp và lưu giữ chất thải đúng quy định trước khi xử lý, trong đó yêu cầu đầu tiên đặt ra la phải tận dụng ở mức cao nhất các chất thải rắn thông thường có thể tái chế,tái sử dụng.
    Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Trường hợp vận chuyển chất thải đi qua khu vực nội thành, nội thị của thành phố, thị xã thì chỉ được đi qua những tuyến đường đã được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định (theo Điều 78 LBVMT)
    Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu : Phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt; không được đặt gần khu dân cư, các nguồn mặt nước, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường; có phân khu xử lý chất thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường; sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chât thải (điều 79 LBVMT)

    - 2.1.2.2/ Quản lý nước thải.
    Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dich vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn. Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại (điều 84 LBVMT)
    Bên cạnh đó theo điều 82-LBVMT cũng quy định một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải, gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
    Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu:
    * Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
    * Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
    * Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
    * Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
    * Vận hành thường xuyên.

    - 2.1.2.3/ Quản lý và kiểm soát bụi,khí thải.
    Tổ chức,cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm:
    * Kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
    * Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường;
    * Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường;
    * Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

    Riêng đối với khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn, pháp luật quy định việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn.
    Cụ thể theo khoản 1-4 điều 84 LBVMT năm 2005 thi Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam la thành viên; cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ôzôn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
    Ngoài ra, pháp luật còn quy định về:
    Hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sang, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường;
    Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sang, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư;
    Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sang, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường;
    Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    2.2/ Đối với chất thải nguy hại:
    Pháp luật có các quy định rất chặt chẽ và chi tiếc về điều kiện để quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với mỗi công đoạn của quá trình quản lý chất thải. Cụ thể:
    - Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường co thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại ( điều 70 LBVMT)

    - 2.2.1/ Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành theo cách:
    * Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại;
    * Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường;
    * Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra;
    * Không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.


    - 2.2.2/ Việc vận chuyển chất thải nguy hại:
    * Phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định;
    * Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển;
    * Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vải, sự số do chất thải nguy hại gây ra;
    * Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vải, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ
    (theo điều 72 LBVMT)

    - 2.2.3/ Việc xử lý chất thải nguy hại phải được tiến hành:
    * Bằng công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường;
    * Trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý;
    * Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại;
    * Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường;
    * Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
    * Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.

    - 2.2.4/ Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường.
    Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng theo yêu cầu:
    * Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại;
    * Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên,nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt;
    * Có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo;
    * Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
    * Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh
    (theo điều 74 LBVMT).


    Pháp luật môi trường nghiêm cấm các hành vi xả thải các loại chất thải sau đây (Điều 7 LBVMT):
    Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
    Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
    Thải khói, bụi,khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phán tán bức xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
    Gây tiếng ồn, độ rung vượt qua tiêu chuẩn cho phép.
    Nhập khẩu máy móc, thiết bị,phương tiện không đatj tiêu chuẩn môi trường.
    Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.


    2.3/ Tìm hiểu thêm về cơ chế quản lý chất thải rắn:
    Ngày 09/4/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về Quản lý chất thải rắn. Nghị định này quy định về:
    * Hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn; các nguyên tắc quản lý chất thải rắn;
    * Các hành vi bị cấm; nội dung quy hoạch, quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư quản lý chất thải rắn, phân loại chất thải rắn;
    * Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn, trách nhiệm của chủ thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn;
    * Trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm..
    Đối tượng áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định trong Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

    * Ngày 29/11/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Nghị định này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn...
    Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).
    Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2 Nghị định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
    Theo Điều 8 của Nghị định này, đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
    Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
    Theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 thì hiện tại Việt Nam đã xây dựng được Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu dài hạn là thu gom,vận chuyển và xử lý 80-95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp; thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn y tế nguy hại tại các đô thị bằng công nghệ tiên tiến; áp dụng giải pháp thu hồi và tái chế chất thải rắn; ưu tiên đầu tư xây dựng 2 trung tâm xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại 2 khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam; hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên nguyên tắc đồng bộ về mặt luật pháp, đầu tư phát triển trợ giúp kỹ thuật, thanh tra, kiểm soát…
    Ưu điểm
    • Công tác quản lý CTR tập trung chủ yếu vào các đối tượng phức tạp, nhạy cảm như: CTR độc hại (công nghiệp và y tế), thu gom và xử lư rác thải sinh hoạt ở các khu vực tập trung dân cư.
    • Có sự tham gia của các nguồn hỗ trợ quốc tế
    • Định hướng các hoạt động ưu tiên cho các thành phố và đô thị lớn (là những nguồn phát sinh lớn và nhu cầu phát sinh trong tương lai tương ứng với tốc độ tăng dân cư đô thị)
    • Cơ sở quản lý CTR luôn gắn chặt với hệ thống pháp lư hiện hành, công tác quy hoạch trong quản lư CTR đă được đề cập đến
    • Chức năng quản lý CTR đă được chuyển đổi về một cơ quan quản lý duy nhất là Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE), vai tṛò tham gia của Cục Bảo vệ Môi trường (VEPe) tương đối rõ ràng.
    • Các cơ quan có chức năng quản lý môi trường cấp quốc gia, bộ ngành, và địa phương đă có nhận thức rất rõ ràng về công tác xử lý chất thải.
    • Sự phát triển của thị trường thu gom và tái chế phế liệu tạo điều kiện thuận lợi cho quá tŕình tận thu và sử dụng vật liệu thải như là nguồn nguyên liệu thứ cấp.
    • Thành công thực tế của một số hoạt động dự án liên quan đến giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm, có thể sử dụng như một số ví dụ điển h́ình.
    • Cơ chế hoạt động tương đối mềm dẻo, nhạy bén, tương ứng với điều kiện cụ thể của từng địa phương cũng là một lợi thế không nhiều.
    Nhược điểm
    • Các vấn đề c̣òn tồn đọng liên quan đến việc thực thi các văn bản pháp luật (kinh tế, quản lý ), cũng như hiệu lực thi hành thực tế của các quy định pháp luật liên quan đến quản lý CTR (điển h́ình trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát)
    • C̣òn nhiều vướng mắc trong xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng môi trường, tiêu chuẩn, phát triển bền vững, xuất phát từ tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế và cơ cấu ngành nghề sản xuất.
    • Năng lực và trách nhiệm quản lý CTR chưa được quy định rõ ràng, chưa tập trung và phát huy đầy đủ ở các cấp quản lý
    • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế và xử lư chế biến rác chưa hoàn chỉnh và hoạt động tối ưu.
    • Sự thiếu hụt các chuyên gia tŕnh độ cao, các kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lư CTR.
    • Thiếu hụt các công cụ kinh tế, nguồn kinh phí, cing như sử dụng hiệu quả các nguồn vốn giữa các cấp quản lý những chính sách hỗ trợ chưa hoàn thiện.
    • Còn nhiều vấn đề tồn đọng trong thu thập, lưu trữ và xử lư số liệu, thông tin phục vụ công tác quản lý CTR giữa các cấp quản lý và địa phương.
    • Ý thức và nhận thức về quản lý CTR trong cộng đồng c̣òn chưa cao.
    • Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường c̣òn nhiều hạn chế
    • Thiếu các công cụ hiệu quả trong quản lý CTR độc hại, ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh CTR
    • Mức độ quản lý CTR đô thị chưa hoàn thiện (chủ yếu tập trung tại bại chôn lấp)
    Ngày 09/4/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về Quản lý chất thải rắn. Nghị định này quy định về:
    * Hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn; các nguyên tắc quản lý chất thải rắn;
    * Các hành vi bị cấm; nội dung quy hoạch, quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư quản lý chất thải rắn, phân loại chất thải rắn;
    * Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn, trách nhiệm của chủ thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn;
    * Trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm..
    Đối tượng áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định trong Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.


    Ngày 29/11/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
    Nghị định này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn...
    Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).
    Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2 Nghị định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
    Theo Điều 8 của Nghị định này, đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
    Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
    Theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 thì hiện tại Việt Nam đã xây dựng được Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu dài hạn là thu gom,vận chuyển và xử lý 80-95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp; thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn y tế nguy hại tại các đô thị bằng công nghệ tiên tiến; áp dụng giải pháp thu hồi và tái chế chất thải rắn; ưu tiên đầu tư xây dựng 2 trung tâm xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại 2 khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam; hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên nguyên tắc đồng bộ về mặt luật pháp, đầu tư phát triển trợ giúp kỹ thuật, thanh tra, kiểm soát…
    3/Trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước vể vấn đề chất thải:
    Ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải; đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình; kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng; ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hổ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Bộ Xây dựng chủ trì với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường.
    Bên cạnh đó do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nên pháp luật môi trường cũng quy định trách nhiệm của nhiều loại cơ quan khác nhau trong việc quản lý loại chất thải này.Cụ thể như sau:
    - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý chất thải nguy hại; ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi chôn lấp chất thải nguy hại, các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại, đảm bảo vệ sinh môi trường; lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý chất thải nguy hại, hướng dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải nguy hại.
    - Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại hợp vệ sinh, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc chỉ đạo các Sở xây dựng, Sở giao thông công chính lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất thải ( bao gồm cả chất thải nguy hại của địa phương)…
    - Bộ Công thương (trước đây la Bộ Công nghiệp) có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế. Trường hợp các chủ nguồn thải không có khả năng tự thực hiện được việc thu gom, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại thì yêu cầu các chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với các chủ thu gom vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá mức độ mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải nguy hại gây ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Công thương…
    - Bộ Y tế có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và có biện pháp hữu hiệu buộc các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng trong việc quy hoạch, lựa chọn công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống lò thiêu đốt chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.
    - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an co trách nhiệm giám sát, kiểm tra và triển khai thực hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Các chủ nguồn chất thải nguy hại được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận là các chủ nguồn thải hoạt động thuần túy trong lĩnh vực kinh tế, phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại.
    - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải nguy hại hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương; chỉ đạo Sở giao thông công chính lập kế hoạch khả thi và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn quản lý của địa phương;chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn nội dung, yêu cầu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trướng cho các chủ cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy các bãi chôn lấp chất thải nguy hại để trình cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền phê duyệt.
    4/ Ưu điểm và những hạn chế về quản lý chất thải tại VN:
    Ưu điểm:
    • Có sự tham gia của các nguồn hỗ trợ quốc tế
    • Định hướng các hoạt động ưu tiên cho các thành phố và đô thị lớn (là những nguồn phát sinh lớn và nhu cầu phát sinh trong tương lai tương ứng với tốc độ tăng dân cư đô thị)
    • Các cơ quan có chức năng quản lý môi trường cấp quốc gia, bộ ngành, và địa phương đă có nhận thức rất rõ ràng về công tác xử lý chất thải.
    • Sự phát triển của thị trường thu gom và tái chế phế liệu tạo điều kiện thuận lợi cho quá tŕình tận thu và sử dụng vật liệu thải như là nguồn nguyên liệu thứ cấp.
    • Thành công thực tế của một số hoạt động dự án liên quan đến giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm, ví dụ điển hình: TP.HCM đã tiếp cận với sản xuất sạch hơn (SXSH hình thành đầu tiên trên toàn thế giới vào khoảng năm 1990 bởi Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc) từ năm 1996 thông qua việc triển khai dự án “Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp tại TP.HCM”
    Hạn chế:
    Các vấn đề c̣òn tồn đọng liên quan đến việc thực thi các văn bản pháp luật (kinh tế, quản lý ), cũng như hiệu lực thi hành thực tế của các quy định pháp luật liên quan đến quản lý chất thải (điển hình trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát)
    Còn nhiều vướng mắc trong xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng môi trường, tiêu chuẩn, phát triển bền vững, xuất phát từ tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế và cơ cấu ngành nghề sản xuất.
    • Năng lực và trách nhiệm quản lý chất thải chưa được quy định rõ ràng, chưa tập trung và phát huy đầy đủ ở các cấp quản lý
    • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế và xử lý chế biến rác chưa hoàn chỉnh và hoạt động tối ưu.
    • Sự thiếu hụt các chuyên gia trình độ cao, các kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lý chất thải.
    • Thiếu hụt các công cụ kinh tế, nguồn kinh phí, cing như sử dụng hiệu quả các nguồn vốn giữa các cấp quản lý những chính sách hỗ trợ chưa hoàn thiện.
    • Còn nhiều vấn đề tồn đọng trong thu thập, lưu trữ và xử lư số liệu, thông tin phục vụ công tác quản lý chất thải giữa các cấp quản lý và địa phương.
    • Ý thức và nhận thức về quản lý chất thải trong cộng đồng còn chưa cao.
    • Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế
    • Thiếu các công cụ hiệu quả trong quản lý chất thải độc hại, ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh chất thải
    • Mức độ quản lý chất thải đô thị chưa hoàn thiện (chủ yếu tập trung tại bãi chôn lấp)

    5/ Sự cần thiết của những quy định về quản lý chất thải:
    Hiện nay, các nguồn tài nguyên và năng lượng đang càng lúc càng cạn kiệt. Vấn đề quan trọng có tính chất sống còn là phải tái chế, tái sử dụng chúng dưới các dạng khác nhau của các sản phẩm đã sử dụng.
    Tại Việt Nam, lợi nhuận thu được từ việc tái chế, tái sử dụng các chất thải còn thấp, các công nghệ đòi hỏi trình độ cao, đắt tiền.
    TP.HCM đã nhập những xe ép rác loại trung bình và lớn với những thiết bị hiện đại, giá thành khá cao. Trong kết cấu kỹ thuật và giá thành các xe ép rác này, giá trị đồng bộ thùng ép rác vận hành thuỷ lực tự động chiếm một tỷ trọng đáng kể. Phần thùng ép này, công nghệ Việt Nam có thể chế tạo được với giá thành thấp hơn nhiều mà lại phù hợp với rác Việt Nam.
    Cần xây dựng một ngành kinh tế kỹ thuật - ngành “quản lý chất thải” để:
    – Vạch ra quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải Việt Nam.
    – Vạch ra các tiêu chuẩn về an toàn chất thải bảo đảm môi trư¬ờng sinh thái (tiêu chuẩn Việt Nam).
    – Vạch ra chư¬ơng trình giáo dục dân trí; xây d¬ựng và phát triển ý thức cộng đồng xã hội trong vấn đề quản lý chất thải, bảo vệ môi sinh; thực hiện xã hội hoá vấn đề quản lý chất thải.
    – Xây dựng các quy trình công nghệ (sinh học, hoá học, cơ học... quy mô công nghiệp) để thực hiện việc quản lý chất thải: từ khâu phát hiện, thu gom, chứa, vận chuyển và xử lý chất thải. Trong đó có nghiên cứu cả công nghệ tái chế, sử dụng chất thải.
    – Các quy trình công nghệ này sẽ trở thành một phần cốt yếu của các giáo trình đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật chuyên ngành “quản lý chất thải”.
    – Vạch ra chiến lược phát triển lâu dài, định hướng cho ngành “quản lý chất thải” Việt Nam.
    - Khâu xử lý chất thải chú trọng vào hư¬ớng tái sử dụng một cách có lợi nhất.
    - Sự cần thiết xây dựng một viện nghiên cứu chuyên ngành về chất thải và xử lý chất thải, tập hợp những nhà khoa học chuyên môn.
    Như vậy, bên cạnh việc phải đầu tư trang bị những thiết bị xử lý rác thải hiện đại, thì quy trình cải thiện môi trường tại VN còn cần nhiều sự đóng góp của các ngành các cơ quan cũng như tổ chức cá nhân.

    Cần đánh vào ý thức của mỗi người dân bằng các hình thức tuyên truyền phổ biến rộng rãi, cũng như chú trọng việc ban hành, sửa đổi, bổ sung những quy định có tính răn đe cao hơn nữa đối với mỗi trường hợp vi phạm thay vì chỉ phạt vài trăm triệu đồng như hiện nay. VN đã xây dựng được cơ chế phạt tù đối với các tội gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng lại thiếu chặt chẽ và khả năng áp dụng còn hạn chế, nên có một thực tế là chưa một cá nhân tổ chức nào bị tuyên án tù dù luật đã có.

    Đối với mỗi quốc gia, vấn đề phát triển kinh tế luôn là nhiệm vụ hàng đầu, kéo theo nó luôn là nỗi ám ảnh về môi trường ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, trách nhiệm quản lý và phát triển kinh tế quốc gia phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên của chính quốc gia đó, mà trước hết là ở cơ chế quản lý và xử lý chất thải. Chất thải-không phải là thứ hoàn toàn bỏ đi-nếu biết tái chế tái sản xuất và sử dụng thì nó có thể tiết kiệm rất lớn cho nền kinh tế quốc gia.


    6.Đề xuất một số biện pháp tối ưu hóa

    Dựa trên một số biện pháp tối ưu hóa được đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chất thải ở Việt Nam, gắn chặt với nôi dung quy hoạch quản lý chất thải , hướng tới mục đích bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

    Các biện pháp đề xuất bao gồm:

    A) Các biện pháp thể chế, pháp lý
     xác định rõ hơn vai tṛò, quyền hạn, cơ sở trách nhiệm trong quản lý và quy hoạch chất thải
     Tăng tính thực thi và hiệu lực của hệ thống quy định pháp luật trong công tác thanh tra, kiểm soát, các mức độ khen thưởng, xử phạt

    B) Các biện pháp quản lý
     Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo ở phạm vi trung ương đối với các địa phương (hướng dẫn thi hành các quy định mới, xây dựng, bổ sung các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và chi tiết hơn)
     Các văn bản hướng dẫn ở phạm vi địa phương (nguyên tắc cơ bản trong
    quản lý chất thải, trách nhiệm được quy định trong các văn bản mới)
     xác định ưu tiên xử lý đối với các loại chất thải độc hại (biên soạn danh mục các cơ sở phát thải và cơ sở xử lý)
     xác định ưu tiên đối với các khu vực phát triển du lịch (áp lực sinh thái từ hoạt động du lịch, đồng thời cũng là nguồn phát sinh chất thải không nhiều)
     Pḥòng ngừa ô nhiễm kết hợp với thiết lập các cơ sở xử lý hiện đại
     Quản lý phức hợp đối với các dự án đầu tư mới
     Tăng tính thực thi của hệ thống pháp luật thông qua thanh kiểm tra, xử phạt

    C) Các biện pháp công nghệ, kỹ thuật
     Thiết kế và vận hành có hiệu quả hệ thống phân loại và thu gom chất thải theo thành phần (từ các hộ gia đ́ình, bệnh viện, cơ sở sản xuất,kinh doanh), thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại.
     Tăng cường năng lực của hệ thống (tối ưu hóa hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển dựa trên điều kiện cụ thể từng địa phương, tăng cường vai tṛò tham gia của hệ thống phương tiện cơ giới)
     Đảm bảo an toàn kỹ thuật và hiệu quả vận hành của các cơ sở xử lý chất thải

    D) Các biện pháp kinh tế
     Nhanh chóng áp dụng chính sách hỗ trợ mới, được bổ sung trong khung chức năng hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPt)
     xác định các hướng đầu tư ưu tiên
     Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền một cách phù hợp
     Nâng cao tính cạnh tranh giữa các cơ sở thu gom và xử lý chất thải
    E) Tuyên truyền giáo dục
     Đào tạo tập huấn cho các cơ quan quản lý hành chính về quản lý chất thải
     Đưa nội dung quản lý chất thải vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh chất thải, xử lý chất thải theo quy định, sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, cải thiện chất lượng)
     Các chiến dịch truyền thông đại chúng
     Các chiến dịch truyền thông đặc biệt tại các trường học
     Thực hiện giáo dục môi trường trong giới thanh niên và học sinh.







    ****************************
    Về Đầu Trang Go down
    http://www.vksndtc.gov.vn
     
    Chất thải - Luật môi trường!
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » luat moi truong
    » luat moi truong ve DTM
    » QUẢN LÝ CHẤT THẢI
    » LUẬT QUỐC TẾ: TIẾP CẬN VỤ KIỆN CỦA NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM VIỆT NAM YÊU CẦU CÁC CÔNG TY MĨ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
    » Luật Quốc tế: Tiếp cận vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam yêu cầu các công ty Mĩ bồi thường thiệt hại. Tại sao các nạn nhân không kiện quốc gia Hoa Kỳ? Xem xét đánh giá vụ kiện này.

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM :: Banking - stock :: Tài liệu của Luật ngân hàng tài chính chứng khoán và luật kinh doanh ,thương mại-
    Chuyển đến