CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM

Câu lạc bộ luật tài chính ngân hàng chứng khoán - Khoa kinh tế -luật- đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» luật ngân hàng VS. Tài chính ngân hàng
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 9:16 am by Pham Minh Tan

» hellu moi nguoi
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 9:38 am by troublemakerhjh

» Những điểm mới của luật tố tụng hành chính 2010!
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeFri May 13, 2011 1:53 pm by Pham Minh Tan

» Giup e voi!!!!please
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeWed Feb 09, 2011 3:29 pm by goldheart

» Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:04 pm by Linhprince

» Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Ký tại Washington D.C tháng 3-1973
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:03 pm by Linhprince

» Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» Công ước về đa dạng sinh học
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:02 pm by Linhprince

» nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)
QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 8:01 pm by Linhprince

Tin Tức Pháp Luật

quanlymoitruongBáo thanh niên
quanlymoitruongUỷ ban chứng khoán nhà nước
quanlymoitruongTất cả văn bản pháp luật
quanlymoitruongLớp luật kinh doanh khoá 05
quanlymoitruongKhoa kinh tế - luật - ĐHQG.TPHCM
quanlymoitruongcảm xúc chưa đặt tên
quanlymoitruongcâu chuyện Valen...
quanlymoitruongchỉ có 1 cuộc điện
quanlymoitruongchiếc khăn tay
quanlymoitruongdanh ngôn tình yêu
quanlymoitruongduyên nợ
quanlymoitruongiu người chưa hề biết
quanlymoitruongKhi nào ấy nhớ đây
quanlymoitruonglàm sao cho ai kia hiểu
quanlymoitruonglời khuyên tình yêu
quanlymoitruonglời hẹn ước
quanlymoitruongmat tinh yeu
quanlymoitruongmón quà giáng sinh
quanlymoitruongmưa bằng lăng
quanlymoitruongmưa tình bạn
quanlymoitruongngày anh nói i love u
quanlymoitruongngày nhớ đêm mong
quanlymoitruongnhìn kìa anh iu
quanlymoitruongnơi đâu là...?
quanlymoitruongtâm lý bạn trai
quanlymoitruongtâm lý bạn gái
quanlymoitruongTấm cám 1
quanlymoitruongTấm cám 2
quanlymoitruongThơ tình
quanlymoitruongthông điệp tình yêu
quanlymoitruongthư tình
quanlymoitruongtìm kiếm tình yêu
quanlymoitruongtình yêu không lời
quanlymoitruongtình yêu tuổi mới lớn
quanlymoitruongtình yêu
quanlymoitruongtrong tình yêu


Tin Tức Chứng Khoán
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Hỗ Trợ Trực Tuyến
    Admin
    Chát với admin
    lienhe Liên Hệ

     
    Hỗ trợ kỹ thuật 1
    lienhe
    Hỗ trợ kỹ thuật 2
     Hỗ trợ kỹ thuật 2

    lienheHỗ trợ kỹ thuật 3   
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 3
    lienheHỗ trợ kỹ thuật 4
     
    Hỗ trợ kỹ thuật 4
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     QUẢN LÝ CHẤT THẢI

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Linhprince

    Linhprince


    Tổng số bài gửi : 50
    Join date : 20/09/2010
    Age : 36
    Đến từ : Ha Noi

    QUẢN LÝ CHẤT THẢI Empty
    Bài gửiTiêu đề: QUẢN LÝ CHẤT THẢI   QUẢN LÝ CHẤT THẢI I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 4:47 pm

    ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ CHẤT THẢI
    H

    àng ngày với những hoạt động như sản xuất,sinh hoạt,dịch vu,kinh doanh,con nguời đã thải vào môi trường những chất thải mà trong đó không ít những chất thải độc hại.
     Gần đây,ở nước ta vấn đề ô nhiễm môi trường đang rất bức xúc,đáng báo động. Dư luận xôn xao,lo lắng trước việc các công ty vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận đã xả nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường ra các con sông,điều này đã làm các con sông_nguồn nước sinh hoạt của dân địa phương_ bị ô nhiễm trầm trọng mà trong nhiều năm liền mới bị phát hiện. Đó là những công ty như vêdan việt nam xả nước thải bẩn ra sông Thị Vải; cty cổ phần thuộc da Hào Dương (thuộc KCN Hiệp Phước ,huyện Nhà Bè,TP HCM) bằng cách cho nước thải được bơm chảy theo hệ thống mương thoát riêng,không qua hệ thống xử lý nước thải đổ thẳng ra sông Đồng Điền; là cty Hùng Vương (chuyên sản xuất cá tra xuất khẩu) ở Vĩnh Long với thủ đoạn lắp đặt 2 đường ống,1 đường ống là đường xử lý nước thải còn 1 đường ống to hơn không xử lý mà xả trực tiếp ra sông Cổ Chiên và điều đáng nói là tất cả chất độc trong nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép,có chất vượt quá 30%;hay 1 nhà máy lớn như nhà máy giấy Việt Trì ở tỉnh Phú Thọ mỗi ngày đã xả 8000 mét khối nước thải bẩn ra sông Hồng_1 con sông lớn của nước ta,đồng thời nhà máy này còn có những vi phạm như chưa đãng kí xả thải chất thải nguy hại,chưa có giấy phép xả thải,phân xưởng 1 không có hệ thống xử lý nước thải . Không những thế,việc quản lý những chất thải được coi là nguy hại như chất thải y tế cũng rất lỏng lẻo.Ví dụ như nhựa thải y tế đã được sử dụng làm các đồ dụng sinh hoạt 7 năm mới bị phát hiện.hay như công ty đóng tàu biển huynđaivinashin đã thải những phoi sắt ra biển làm ô nhiễm biển,và điều này cũng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền quản lý môi trường phát hiện sau nhiều năm vi phạm. Trong thời buổi kinh tế thị trường,việc dung hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường là điều rất khó.Theo thống kê của Bộ TN-MT thì cả nước có hơn 100 KCN nhưng chỉ có 30% KCN là có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và chất thải nguy hại.Đó là những KCN lớn nên họ không phải không có khả năng lắp đặt hệ thống xử lý chất thải mà họ cố tình vi phạm chỉ vì những cái lợi trước mắt.Chưa kể đến những làng nghề nhỏ lẻ họ sản xuất kinh doanh nhưng không đủ khả năng lắp đặt hệ thống xử lý chất thải thì không biết còn như thế nào! Vậy câu hỏi đặt ra là những chất thải từ những làng nghề,những KCN,những bệnh viện…đó độc hại với con người và môi trường như thế nào và việc quan lí chất thải ra sao mà lại có quá nhiều vi phạm và hầu hết đều diễn ra trong nhiều năm mới bị phát hiện và xử lý?
     Để trả lời những câu hỏi trên,chúng ta sẽ đi từ khái niệm chất thải là gì?
    Theo k10 đ3 luật bảo vệ môi trường 2005 (LBVMT 2005) thì “chất thải là vật chất ở thể rắn,lỏng,khí được thải ra từ sản xuất,kinh doanh,dịch vụ,sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
    Chất thải có thể được nhận biết dưới các dạng sau đây:
     Căn cứ vào tính chất của chất thải,chất thải gồm các loại:chất thải lỏng,chất thải khí,chất thải rắn,chất thải ở dạng mùi,chất phóng xạ và các dạng hỗn hợp khác.
     Căn cứ vào nguồn phát sinh chất thải,chất thải gồm:chất thải sinh hoạt,chất thải công nghiêp,chất thải y tế.
     Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh,chất thải gồm:chất thải thông thường,chất thải nguy hại.trong đó chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,phóng xạ,dễ cháy,dễ nổ,dễ ăn mòn,dễ lây nhiễm,gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.(k11 đ3 LBVMT 2005)
     Điều đặc biệt là chất thải nhưng đáp ứng các yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất được gọi là phế liệu.

    Vì chất thải là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường,nên quản lý chất thải (QLCT)là 1 trong nhửng hình thức quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trường.cũng tại đ3 k12 LBVMT quy định “QLCT là hoạt động phân loại, thu gom,vận chuyển,giảm thiểu,tái sử dụng,tái chế,xử lý,tiêu hủy,thải loại chất thải ”.Như vậy mục đích của hoạt động QLCT là nhằm tận dụng khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra.Hiện tại pháp luật môi trường có các quy định cụ thể về quản lý 2 loại chất thải:chất thải thông thường(trong đó gồm chất thải có thể dùng để tái chế,tái sử dụng và chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp);chất thải nguy hại.
    Nội dung cụ thể của hoạt động QLCT đối với từng loại chất thải:
    1. .Đối với chất thải thông thường:
    a. Đối với chất thải thông thường có khả năng tái chế,tái sử dụng:pháp luật môi trường cũng như pháp luật có liên quan đều quy định khuyến khích việc tái chế,tái sử dụng chất thải ở mức cao nhất,hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải xử lý bằng các biện pháp chôn lấp,đót,tiêu hủy hoặc các biện pháp khác.các hình thức khuyến khích việc tái chế,tái sử dụng chất thải thường được áp dụng là miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng cho các hoạt động tái chế chất thải,quảng cáo,xúc tiến thương mại về sản xuất,tái chế,sử dụng chất thải;bù giá hoặc hỗ trợ kĩ thuật cho việc sản xuất năng lượng từ chất thải…(đ117 LBVMT 2005).
    b. Đối với chất thải thông thường phải tiêu hủy hoặc chôn lấp:theo quy định chung thì trách nhiệm QLCT trước hết thuộc về chủ phát sinh chất thải (là những tổ chức,cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ,sinh hoạt hoặc các hoạt động khác có phát sinh chất thải) hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải(là những tổ chức,cá nhân khác có đủ điều kiện và năng lực QLCT) theo hợp đồng chuyển giao trách nhiệm QLCT. Ngoài ra pháp luật còn quy định riêng việc quản lý từng loại chất thải như sau:
    i. Quản lý chất thải rắn thông thường: theo quy định tại đ78 LBVMT thi yêu cầu đặt ra đối với chủ phát sinh chất thải rắn thông thường là phải thực hiện việc thu gom và phân loại chất thải tại nguồn để phục vụ cho các mục đích tái chế,tái sử dụng,xử lý hoặc thải bỏ phù hợp,và lưu giữ chất thải đúng quy định trước khi xử lý, trong đó yêu cầu đầu tiên đặt ra là phải tận dụng ở mức cao nhất các chất thải rắn thông thường có thể tái chế,tái sử dụng. đối với việc vận chuyển chất thải rắn thông thường thì theo đ78 LBVMT quy định là phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Trường hợp vận chuyển chất thải đi qua nội thành, nội thị của thành phố, thị xã thì chỉ được đi qua những tuyến đường đã được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định. Còn theo đ79 LBVMT quy định về cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu: phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt; không được đặt gần khu dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường; có phân khu xử lý nước thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường; sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải.
    ii. Quản lý chất thải lỏng thông thường( nước thải): theo đ81 LBVMT thì nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường. Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thì được quản lý theo quy điinh về quản lý chất thải rắn. Còn nước thải, bùn thải mà có yếu tố nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. Pháp luật cũng quy định một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xứ lý nước thải, đó là: khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đồng thời luật cũng quy định rõ những yêu cầu mà một hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo là: có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; xử lý nước thải phải đạt tiêu chuẩn môi trường; cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vận hành thường xuyên( đ82 LBVMT). Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
    iii. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải theo đ83 LBVMT 2005 thì tổ chức các nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường; hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường; phương tiện giao thông,máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc các biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về qurn lý chất thải nguy hại. Riêng đối với khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon, pháp luật quy định việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn. Cụ thể: bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên; cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ozon theo điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên( k1,4 đ84 lbvmt 2005). Ngoài ra pháp luật còn có các quy định về hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, theo đó tổ chức gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịc vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư; tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khâiu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của thủ tướng chính phủ( đ85 LBVMT 2005). Bên cạnh trách nhiệm của chủ phát sinh chất thải, pháp luật còn quy định trách nhiệm của các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải tại các đ69, khoản 2, 3 đ79 LBVMT.

    2. Đối với chất thải nguy hại: vì mức độ độc hại cao của loại chất thải này đối với môi trường và con người nên pháp luật quy định rất chặt chẽ và chi tiết về điều kiện để quản lý chất thải, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với mỗi công đoạn của quá trình qurn lý chất thải nguy hại. Cụ thể:
    a) Việc quản lý chất thải nguy hại, theo đ70 LBVMT 2005, phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân mà có đủ điều kiện về năng lực qurn lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
    b) Còn về việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành theo quy định tại đ71 LBVMT: tổ chức cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặ hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại; chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường; tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chóng sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường
    c) Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định; chỉ những tổ chức, các nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển; phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra; tổ chức cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trang để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ( đ72 LBVMT)
    d) Việc xử lý chất thải nguy hại phải được tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghê, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý. Chỉ những tổ chức cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại. Tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc chuyển giao trách nhiệm, xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.(đ73 LBVMT 2005)
    e) Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý, theo quy định đ75 LBVMT, phải thực hiện theo quy định pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu: được bố trí theo quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt, có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo; có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm các điều kiện và vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh.
    Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau,nên pháp luật môi trường cũng quy định trách nhiệm của nhiều loại cơ quan khác nhau trong việc quản lý loại chất thải này:
    o Bộ TN-MT:
    o Bộ xây dựng:
    o Bộ công nghiệp:
    o Bộ y tế:
    o Bộ quốc phòng,Bộ công an:
    o Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương:

    Quản lý chất thải trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu:
    Có 1 nguyên tắc đối với chất thải trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu là không được xuất khẩu hay nhập khẩu chất thải dưới bất kì hình thức nào.Nhưng đối với phế liệu thì việc nhập khẩu phế liệu được pháp luật quy định riêng nhằm bảo vệ môi trường quốc gia,song không tuyệt đối cấm việc nhập khẩu phế liệu nhưng cũng không khuyến khích hoat động này. Nguyên tắc chung đặt ra đối với các tổ chức,cá nhân nhập khẩu phế liệu là chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;không được lợi dụng việc nhập khẩu phế liệu để nhập khẩu chất thải dưới bất kì hình thức nào.Điều 43 LBVMT đã quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý dối với các tổ chức,cá nhân nhập khẩu phế liệu (khoản 3) cũng như của các tổ chức,cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,tái chế(khoản 2).Đồng thời đ43 cũng quy định về điều kiện của phế liệu nhập khẩu(khoản 1).Người nhập khẩu phế liệu cũng phải tự chịu trách nhiệm trong trường hợp nhập khẩu ,sử dụng phế liệu phế liệu nhập khẩu cho sản xuất mà để xảy ra ô nhiễm môi trường.
    Quản lý chất thải trong xuất- nhập khẩu cũng cần phải đề cập đến vấn đề thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.Và vấn đề này được LBVMT quy định tại đ67,đồng thời được cụ thể hóa ở đ21 nghị định 80/2006 /NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn LBVMT.
    Thực trạng vấn đề chất thải và quản lý chất thải:
    Cuộc sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu thiết yếu của con người không chỉ đơn thuần là ăn ngon,mặc đẹp mà còn phải hợp vệ sinh.Người dân ý thức được rằng “sức khỏe là vàng” nên họ cần 1 môi trường sống trong lành,thực phẩm hợp vệ sinh….Thế nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc nhất hiện nay.Các tờ báo ra hàng ngày và chạy những tít lớn như “Thêm lô hàng nghi rác bẩn, bị giữ tại cảng Tiên Sa”, “Tiền Giang: Phát hiện vụ tiêu thụ rác y tế số lượng lớn”, ”Những núi rác lớn”, ” TP.Hồ Chí Minh: Chất thải nguy hại bị trộn lẫn với rác thải sinh hoạt, ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với môi trường” …
    Luôn bị đặt trong “sự đã rồi”,người dân chỉ còn biết sống chung với trăm ngàn thứ rác thải bẩn, cùng những lời hứa sẽ xử lý giải quyết của những người có trách nhiệm,và nỗi lo lắng thường trực của mình .Không lo sao được khi ở TP HCM “hiện nay mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn TP cũng chỉ mới xử lý được khoảng 1 tấn rác thải độc hại bằng phương pháp thiêu hủy, còn lại khoảng từ 7 đến 9 tấn rác thải rắn khác từ các bệnh viện, trong đó có nhiều loại rác thải y tế còn chứa nhiều chất độc hại được chôn lắp chung với rác sinh hoạt thay vì phải được chôn lắp riêng”, đã thế “ trên địa bàn thành phố có khoảng 30.000 xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề như sản xuất kim loại, gia công cơ khí, nhựa, hóa chất, cao su, điện-điện tử, thuộc da, dệt nhuộm, xi mạ, thủy tinh....có sử dụng nhiều hóa chất, hợp chất có những đặc tính nguy hiểm như:phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, gây ngộ độc, gây ô nhiễm môi trường; tuy nhiên đến nay mới có khoảng 600/30.000 đơn vị đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại với cơ quan chức năng ở địa phương để được quản lý, xử lý nguồn chất thải nguy hại theo đúng qui định”, hay có bài báo đã phản ánh “các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đã phát hiện 1 vụ tiêu thụ rác y tế với số lượng lớn. Hàng chục bao rác y tế từ BV Lao và các Bệnh về phổi Tiền Giang, trong đó có những kim tiêm còn nguyên vết máu, đã bị bắt giữ khi 2 đối tượng chuyển chúng đi tiêu thụ ở TPHCM. Theo khai nhận bước đầu, việc tuồn rác thải y tế từ Tiền Giang đi tiêu thụ ở TPHCM đã diễn ra hơn 1 năm qua với số lượng hàng trăm bao mỗi tuần”.
    Còn ở Hà Nội thì “ trung bình mỗi ngày, một người dân Hà Nội xả khoảng 0,5 kg rác thải; khối lượng rác thải sinh hoạt của cả thành phố đã tăng lên từ 1.300 tấn lên 1.500 tấn mỗi ngày; con số này trong một năm là trên 500 nghìn tấn. Ngoài ra, đến nay thành phố có 9 cụm công nghiệp đã hình thành, 5 khu công nghiệp mới đang triển khai đầu tư xây dựng, 3 khu dự kiến đầu tư trong quy hoạch phát triển từ nay đến năm 2010, bao gồm khoảng 20 ngành công nghiệp với hơn 500 nhà máy, xí nghiệp cùng với chừng 1000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hàng trăm cơ sở dịch vụ, 35 bệnh viện, 55 chợ. Lượng chất thải công nghiệp đang gia tăng với tốc độ 5% hàng năm, trong đó có khoảng 38% là chất thải nguy hại. Khối lượng rác sẽ tăng gấp gần 2 lần đối với rác thải sinh hoạt và 1,32 lần đối với rác thải công nghiệp vào năm 2010”.
    Có bài bao đã viết về “khu vực bãi rác thải nằm ngay bên sườn núi Thoong. Lối đi vào bãi rác (cũng là lối đi vào nhà các hộ dân) đường sinh lầy, nhão nhoẹt, ruồi nhặng bay vo ve đậu đen kịt.
    Trên mặt đường, túi nilon, bao tải vương vãi khắp nơi. Dưới trời nắng của những ngày cuối hè oi bức, đứng cách xa bãi rác hàng chục mét, chúng tôi vẫn cảm nhận được mùi hôi thối nồng nặc sộc thẳng vào mũi. Số lượng rác thải nhiều lại không được xử lí, chôn lấp theo quy trình nên chính bãi rác này là "thủ phạm" gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ở khu vực này. Những ngày nắng nóng, người dân sống gần khu vực bãi rác phải "lãnh đủ" thứ mùi khó chịu. Những ngày trời mưa còn đáng sợ hơn, do bãi rác nằm trên sườn núi cao, khi mưa to nước thải rỉ ra cả khắp sườn núi tràn xuống ruộng xung quanh, nước thải ngấm qua khe núi đá theo mạch nước ngầm rồi ngấm cả vào giếng nước sinh hoạt của người dân. Cả cánh đồng Đà Ngắt bị ô nhiễm bởi nước thải. Nhiều hôm, cua cá chết nổi đầy đồng. Những mảnh ruộng bị nước thải chảy vào lúa chết hết, những ruộng lúa, còn sống thì người dân cũng chẳng dám lội xuống chăm bón, làm cỏ vì bị ngứa. Nhà ông Nguyễn Công Thắng, ngôi nhà của gia đình ông chỉ cách bãi rác một ngọn núi. Gia đình này hàng ngày gần như "sống chung" với rác. Ruồi bâu kín trên các cây ngoài sân, trong nhà. Đã hơn một tháng nay, gia đình ông không dám sử dụng nước giếng khơi mà phải đi xin nước ở nơi khác về dùng.
    Ông Thắng cho hay, trước đây nước giếng trong vắt nhưng thời gian gần đây nước tự nhiên chuyển sang màu đen đục, sủi bọt, cóc nhái chết nổi trên mặt giếng và nước có mùi rất khó chịu”….
    Người dân cảm thấy không an tâm trong sinh hoạt hàng ngay khi có quá nhiều chất độc hại tiềm ẩn xung quanh mình.Môi trường càng ngày càng bị đầu độc 1 cách nặng nề.Vậy mà khi những vi phạm bị đưa ra ánh sáng thì chẳng có 1 tổ chức,cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm và tìm giải pháp để khắc phục hậu quả.Họ chỉ biết đổ lỗi cho nhau,và loay hoay đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ trách nhiệm thuộc về ai?”.Trong khi điều cấp bách phải giải quyết là khắc phục,cải tạo môi trường,trả lại cho người dân môi trường sống trong lành.Nếu có giải quyết thì cũng chỉ là tạm ngừng thải chất thai hay bồi thường thiệt hại cho dân.Đó chỉ là những biện pháp đối phó trước mắt. Điều quan trọng là các cơ quan chức năng cần giải quyết dứt điểm tình trạng trên để đảm bảo môi trường sống lâu dài cho người dân nơi đây.

    Nguyên nhân và hướng giải quyết:
    1.Nguyên nhân:
    Để quản lý và xử lý các chất thải nguy hại do các cơ sở sản xuất thải ra, từ năm 2007, Sở Tài nguyên-môi trường thành phố đã phổ biến danh mục các chất thải nguy hại đến tận các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố và tổ chức nhiều đợt tập huấn các qui trình quản lý, xử lý chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp có chất thải nguy hại và yêu cầu các doanh nghiệp có chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.Tuy nhiên đến nay mới có khoảng 600/30.000 đơn vị đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại với cơ quan chức năng ở địa phương để được quản lý, xử lý nguồn chất thải nguy hại theo đúng qui định.Nguyên nhân việc xử lý chất thải nguy hại còn nhiều hạn chế, theo ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng quản lý chất thải rắn ( Sở TN-MT) cho biết do hiện nay trên địa bàn TP.HCM có 4 công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại nên khả năng xử lý chất thải nguy hại cũng còn ít so với luợng rác cần xử lý. Một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp thiếu ý thức trong việc xử lý các chất thải nguy hại do cơ sở mình thải ra chủa tốt, mặc dù thành phố đã bỏ ra trên 5 tỷ đồng thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại quận 6 từ .Ngoài ra, công tác phân loại rác tại nguồn của TP.HCM làm từ năm 2006 đến nay, nhưng hầu như chương trình thí điểm trên chưa có chuyển biến tích cực trong việc phân loại, xử lý rác theo đúng yêu cầu. Nguyên nhân chính do thành phố chưa có các xe thu gom rác được trang bị đồng bộ các phương tiện thu gom rác riêng cho từng loại (rác hữu cơ và rác vô cơ, rac độc hại) nên hầu hết luợng rác đã phân loại xong từ các hộ dân, từ cơ sở sản xuất lại bị trộn lẫn vào nhau khi đưa về bãi rác. Ngoài ra, hiện các bãi rác của thành phố vẫn chưa có nhà máy phân loại, tái chế rác nên hầu hết những chất thải nguy hại ( loại không bị tiêu hủy bằng phương pháp đốt) lại bị trộn lẫn và chôn chung với rác thải sinh hoạt khác tại các bãi rác của thành phố.Còn ở Hà Nội,để giảm lượng chất thải chôn lấp, năm 1986 Hà Nội đã lắp đặt hệ thống phân loại xử lí, chế biến rác sinh hoạt thành phần hữu cơ tại Cầu Diễn và năm 2000 tiếp tục nâng cấp hệ thống song cơ sở này chỉ có công suất xử lí 50 nghìn tấn rác sinh hoạt mỗi năm nên không thấm vào đâu. Mặc dù vậy, đây đã được coi là bước đột phá về quản lí chất thải rắn sinh hoạt của thành phố. Năm 1998, Hà Nội cũng là nơi đầu tiên triển khai quản lí, xử lí chất thải y tế với việc đầu tư xây dựng lò đốt chất thải y tế tập trung ở Cầu Diễn. Ngoài ra, thành phố còn có Khu liên hợp xử lí chất thải sinh hoạt (bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh) Nam Sơn. Tổng năng lực chôn lấp của cơ sở này cũng đang là vấn đề bởi chỉ đạt gần 14 triệu tấn (trên tổng diện tích 83,3 ha). Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng khu xử lí chất thải (sinh hoạt là chủ yếu) tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đã được phê duyệt. Tuy nhiên, chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại là thách thức không nhỏ, bởi lẽ nhiều cơ sở công nghiệp nằm phân tán, công nghệ lạc hậu và thiếu kinh phí đầu tư xử lí. Năm ngoái, Khu xử lí chất thải công nghiệp (của thành phố, quy mô 5,1 ha) mới được đầu tư giai đoạn I. Nghĩa là còn rất lâu nữa Hà Nội mới có một trung tâm xử lí chất thải công nghiệp, nhất là chất thải nguy hại, tử tế. Với các đô thị khác, thời gian còn lâu hơn. Nếu không đầu tư đúng mức, nếu không lập quy hoạch tổng thể ngay, ở nhiều đô thị có quy mô lớn hơn hoặc tương đương Hà Nội sẽ hình thành những núi rác (mà hiện đã có rồi). Bài học về sự phát triển đô thị, phát triển công nghiệp chắp vá vẫn còn. Không lẽ 10 năm sau, chúng ta lại phải giải quyết những vấn đề tương tự hiện nay chúng ta đang phải đối mặt bởi hậu quả của 10 năm trước ?

    Một nguyên nhân khác của tình trạng vi phạm tràn lan của các DN là do khung pháp lí cho việc thực hiện kiểm tra, thanh tra vẫn chưa đủ mạnh để buộc các DN phải thực thi việc BVMT.

    2.Phương hướng giải quyết:
    * Mục tiêu quản lý chất thải rắn đến năm 2020: Xử lý 100% chất thải rắn y tế nguy hại và trên 85-90% chất thải rắn nguy hại công nghiệp; xử lý triệt để các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.(chiến lược quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các KCN đến năm 2020).
    * Sẽ xây dựng mô hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
    Để thực hiện những mục tiêu đó thì đầu tiên, phải có quy hoạch thống nhất !
    Theo Chỉ thị 23 của Thủ tướng Chính phủ về Đẩy mạnh công tác quản lí chất thải rắn tại các đô thị, khu công nghiệp, trước hết cần phải hoàn thành quy hoạch quản lí chất thải rắn cho các khu đô thị, khu công nghiệp theo hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hay vùng đặc thù, trong đó cần ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn và công trình tái chế. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ trình Thủ tướng Đề án quy hoạch tổng thể quản lí chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp vào quý IV năm nay. Đồng thời, thay vì ôm đồm song thiếu hiệu quả, 100% đô thị cũng được khuyến khích xã hội hóa việc quản lí, xử lí thông qua đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở bảo đảm an toàn và an ninh môi trường. Chỉ thị cũng đưa ra mục tiêu phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình, thu gom, vận chuyển và xử lí 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại đô thị, khu công nghiệp; ưu tiên việc tái sử dụng, tái chế và hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, đặc biệt là ở các đô thị thiếu quỹ đất làm bãi như Hà Nội...
    Ngành quản lý môi trường thành phố HCM đang kết hợp với các địa phương quản lý chặt việc thu gom, xử lý chất thải của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có chất thải nguy hại trên từng địa bàn. Đồng thời đang đầu tư thêm nhiều phương tiện dành riêng cho việc thu gom rác thải nguy hại của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để hạn chế thấp nhất tình trạng rác thải nguy hại bị trộn lẫn với rác thuờng như hiện nay, đang ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với môi trường.
    Trong kỳ họp vào tháng 5-2008, UB Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, từ ngày 1-8-2008, ngành chức năng gồm Thanh tra Môi trường, Cảnh sát Môi trường có quyền áp dụng mức phạt cao nhất đối với cơ sở gây ô nhiễm lên tới 500 triệu đồng/lần vi phạm. Tuy nhiên, với những DN cố tình gây ô nhiễm môi trường, cần tiếp tục có biện pháp “mạnh” hơn nữa để đủ sức răn đe.









    Về Đầu Trang Go down
    http://www.vksndtc.gov.vn
     
    QUẢN LÝ CHẤT THẢI
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Chất thải - Luật môi trường!
    » HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI - TRIMs
    » PHỤ LỤC 1C CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HIỆP ĐỊNH VỀ CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Phần 1
    » nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải
    » nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải (tiếp)

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    CÂU LẠC BỘ LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHỨNG KHOÁN - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG.TPHCM :: Banking - stock :: Tài liệu của Luật ngân hàng tài chính chứng khoán và luật kinh doanh ,thương mại-
    Chuyển đến